Sự hoài nghi của người Đức
Theo lời Phó thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz, đây không phải là một ý tưởng hay, vì cần tránh leo thang xung đột ở khu vực Vịnh Ba Tư, trong khi sứ mệnh này có thể làm tăng nguy cơ trên.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người cũng có quan điểm hoài nghi tương tự ”, - ông lưu ý.
Cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder cũng ủng hộ lập trường này.
“Các hoạt động quy mô lớn dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ có thể nhanh chóng leo thang”, - ông nói.
Annegret Kramp-Karrenbauer, người gần đây lên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức, lưu ý rằng Berlin là một đồng minh đáng tin cậy đối với các quốc gia NATO khác, nhưng “phải luôn thận trọng kiểm tra các yêu cầu hỗ trợ của đối tác”.
Thành viên của khối bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel và cựu Bộ trưởng Môi trường Norbert Rettgen tin rằng tình hình đòi hỏi phải có một phản ứng độc lập của châu Âu, không có sự tham gia của Hoa Kỳ và Anh, nếu Anh quyết định ủng hộ Washington.
Nhiệm vụ quân sự ở eo biển Hormuz
Ngày 30 tháng 7, tin đưa rằng Hoa Kỳ chính thức đề nghị Đức cùng tham gia với các nước Pháp và Anh trong sứ mệnh quân sự. Tin cho biết, nếu trong trường hợp Berlin gật đầu thì Đức sẽ phải giúp đảm bảo an ninh ở eo biển Hormuz và chống lại sự xâm lược của Iran.