"Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi"

© Sputnik / Mejevich / Chuyển đến kho ảnhCác thành viên phái đoàn Việt Nam dự Cuộc gặp quốc tế của những người ủng hộ hòa bình, đang trò chuyện với phi công vũ trụ Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt German Titov (thứ hai bên phải).
Các thành viên phái đoàn Việt Nam dự Cuộc gặp quốc tế của những người ủng hộ hòa bình, đang trò chuyện với phi công vũ trụ Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt German Titov (thứ hai bên phải). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Hà Nội thân thuộc Matxcơva gần gũi và tình bạn tin cậy gắn bó chúng ta". Những lời này hôm nay càng phù hợp hơn trong Năm giao lưu chéo- Năm Nga ở Việt Nam và Năm Việt Nam ở Nga.

Tuy nhiên, bài hát vốn đã trở thành "Hội ca" không chính thức của Hội Hữu nghị Xô-Việt thành lập cách đây 61 năm đã được cất lên lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 7 năm 1958.

Khi ấy người Liên Xô biết gì về Việt Nam?

Vào thời điểm đó, tại đất nước Xô-viết đã hình thành nhận thức đại chúng chính xác về Việt Nam: đó là đất nước anh hùng, kiên cường tiến hành cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất và phát triển hòa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam DCCH đã là vị thượng khách kính mến được chào đón nồng nhiệt tại nhiều nước Cộng hòa và thành phố của Liên bang Xô-viết.

© Sputnik / Vyacheslav Runov / Chuyển đến kho ảnhChuyến thăm của Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tại Liên Xô. 17-22 tháng 5 năm 1987. Đón tiếp vị thượng khách Việt Nam trong trụ sở Liên hiệp các Hội hữu nghị của Liên Xô (USFS).
Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi - Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tại Liên Xô. 17-22 tháng 5 năm 1987. Đón tiếp vị thượng khách Việt Nam trong trụ sở Liên hiệp các Hội hữu nghị của Liên Xô (USFS).

Trong các trường đại học Liên Xô có nhiều sinh viên từ Việt Nam sang theo học,  những lô vũ khí đầu tiên được cung cấp cho QĐND Việt Nam, thể hiện sức mạnh thành công trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Thỏa thuận về hợp tác văn hóa giữa hai nước đã đi vào hiệu lực, hàng trăm chuyên gia Liên Xô lên đường sang Việt Nam công tác. Các xí nghiệp công nghiệp Liên Xô tiến hành chế tạo sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của Việt Nam DCCH, thủy thủ đoàn của hàng chục tàu biển Liên Xô rong ruổi trên tuyến đường biển dẫn đến Hải Phòng và Cẩm Phả.

Năm 1958, Hội Hữu nghị Xô-Việt thuộc hàng lớn nhất trong số các tổ chức xã hội của Liên Xô

Ý chí chiến đấu và kỳ vọng của những người bạn Việt Nam rất gần gũi và dễ hiểu đối với nhân dân Liên Xô -  bởi chỉ vừa 13 năm trước, năm 1945, đánh dấu kết thúc cuộc chiến đẫm máu của quân dân Liên Xô chống bọn phát-xít xâm lược. Người Xô-viết có quan hệ đặc biệt với những người chiến thắng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Thực tế đó phản ánh trong việc thành lập Hội Hữu nghị Xô-Việt. Ngay lập tức Hội Hữu nghị Xô-Việt trở thành một trong những tổ chức xã hội lớn nhất của Liên Xô. Các chi nhánh của Hội hoạt động tại 7 nước Cộng hòa, 40 khu vực và thành phố, trong 3.000 xí nghiệp công nghiệp và các tổ chức khoa học của đất nước Xô-viết. Ban Việt ngữ của Đài phát thanh Matxcơva lúc bấy giờ (hiện là Sputnik) được lập ra vào năm 1951 đã lập tức có quy chế thành viên tập thể của Hội Hữu nghị.

© Sputnik / S. Ryabokon / Chuyển đến kho ảnhThành phố Vladivostok. Các đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Xô lên thăm tàu "Hồ Chí Minh" của Liên Xô.
Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi - Sputnik Việt Nam
Thành phố Vladivostok. Các đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Xô lên thăm tàu "Hồ Chí Minh" của Liên Xô.

Tài sản của Hội có những gì?

Trong "quỹ tài sản" của Hội Hữu nghị Xô-Việt có những sự kiện quy mô lớn như Ngày Việt Nam thường niên, Tuần và Tháng hữu nghị Xô-Việt. Ví dụ, vào năm 1970, trong quá trình Tháng như vậy, trên khắp cả nước đã tổ chức hơn 25.000 sự kiện với nội dung hỗ trợ cho sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam. Các thành viên tích cực của Hội đã khởi xướng hàng ngàn "phiên trực nhật lao động", với những người tham gia là công nhân công nghiệp và thủy thủ, cam kết hoàn thành chỉ tiêu trước thời hạn để làm các sản phẩm dành cho Việt Nam và sớm bàn giao cho nước Cộng hòa anh em. Theo sáng kiến ​​của Hội, các cuộc mít tinh đoàn kết với Việt Nam đã diễn ra khắp cả nước, những ngày làm thêm vào Chủ nhật và các phiên trực ngoài giờ, - tất cả dành cho Việt Nam và không nằm trong phạm vi sự hỗ trợ chính thức của Nhà nước Liên Xô.

Mỗi ngày, cư dân của tất cả các vùng trên đất nước Liên Xô rộng lớn tới tấp gửi về Hội những món quà tặng Việt Nam. Đó là thuốc men chữa bệnh, thuốc lá cho bộ đội, đồ chơi cho trẻ mới và vở viết cho cho học sinh phổ thông. Cả tiền bạc cũng được gửi đến, hàng triệu công dân Liên Xô đã gửi tất cả những gì có thể. Từ những khoản tiền này, do Hội mua tặng các loại hàng và nhu yếu phẩm, chở sang Việt Nam DCCH trên những con tàu đặc biệt, được gọi là "chuyến tàu đoàn kết", rất cần thiết cho bạn bè Việt Nam.  

Ngay từ buổi đầu thành lập, Hội Hữu nghị Xô-Việt đã thiết lập liên hệ chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam DCCH và sau đó là đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Matxcơva. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Hội Hữu nghị Xô-Việt có văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Năm 1975, Hội được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Hữu nghị của các dân tộc, và năm 1977 - Huân chương Hữu nghị của Việt Nam. Sáu năm sau, những phần thưởng quý báu này đã được trao cho 5 Chi hội và 10 thành viên tích cực tiêu biểu nhất của Hội. 

Từ Hội hữu nghị Xô-Việt đến Hội Hữu nghị Nga-Việt: nối tiếp và đổi mới quan hệ truyền thống 

Ngày nay ở Nga, sự nghiệp cao quý của Hội Hữu nghị Xô-Việt đang được  Hội Hữu nghị Nga-Việt kế thừa và tiếp nối. Các chi nhánh của Hội đang hoạt động tại Matxcơva, St. Petersburg, Vladivostok, Kazan, Tver và Khabarovsk..., ở hơn 20 thành phố của Nga đang tích cực xúc tiến công việc thành lập Chi hội mới. Hội đã đóng góp tích cực vào việc dựng tượng đài nhà du hành vũ trụ German Titov, - Cựu Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt trong nhiều năm - trên hòn đảo mang tên ông ở Vịnh Hạ Long.

© Sputnik / Mejevich / Chuyển đến kho ảnhCác thành viên phái đoàn Việt Nam dự Cuộc gặp quốc tế của những người ủng hộ hòa bình, đang trò chuyện với phi công vũ trụ Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt German Titov (thứ hai bên phải).
Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi - Sputnik Việt Nam
Các thành viên phái đoàn Việt Nam dự Cuộc gặp quốc tế của những người ủng hộ hòa bình, đang trò chuyện với phi công vũ trụ Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt German Titov (thứ hai bên phải).

Hội khởi xướng tổ chức các cuộc thi vẽ hàng năm dành cho thiếu nhi nhan đề "Em vẽ nước Nga - Em vẽ Việt Nam", cũng như dựng bảng vàng ghi công tại các chủ thể lớn nhất được xây dựng ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Xô và Nga. Hội đã xuất bản chục cuốn sách nói về quan hệ keo sơn của các dân tộc Nga và Việt Nam, hàng loạt sách trong số này đã được tái bản tại Hà Nội bằng tiếng Việt. Trong thời kỳ hậu Xô-viết, Hội Hữu nghị đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị Việt Nam hai lần, vào năm 1998 và 2008.

Và những lời của bài hát cũ "Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi" vẫn thường vang lên tại sự kiện được Hội Hữu nghị Nga-Việt tổ chức ở Nga và cả ở Việt Nam nhờ đối tác với Hội Hữu nghị Việt-Nga.

© Sputnik / Vitaliy Karpov / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt, phi hành gia Liên Xô German Titov (bên trái) trên Chủ tịch đoàn phiên họp dành riêng kỷ niệm 6 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Hà Nội thân thuộc, Matxcơva gần gũi - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt, phi hành gia Liên Xô German Titov (bên trái) trên Chủ tịch đoàn phiên họp dành riêng kỷ niệm 6 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала