Chiến dịch bí mật của Lực lượng đặc nhiệm GRU Liên Xô trong rừng Campuchia vào tháng 5 năm 1967

© Sputnik / EshtokinNhững người lính biệt kích-trinh sát của Thủy quân lục chiến Liên Xô.
Những người lính biệt kích-trinh sát của Thủy quân lục chiến Liên Xô. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Moskva, (Sputnik) – Hoạt động của lực lượng đặc nhiệm hiếm khi trở thành kiến thức công cộng, nhưng các chiến dịch “có vẻ nhỏ” được thực hiện lại đóng góp rất lớn vào Chiến thắng toàn cầu. Hôm nay, Sputnik kể về một chiến dịch bí mật của Lực lượng đặc biệt GRU Liên Xô ở Campuchia đã giành lợi thế cho quân đội Bắc Việt trước kẻ thù Mỹ.

Lãnh thổ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ đã trở thành một nơi để thử nghiệm những vũ khí và chiến thuật chiến đấu mới, một trong số đó là "Ném bom rải thảm" do quân đội Mỹ thực hiện.

Các máy bay trực thăng tấn công Iroquois đã thực hiện các cuộc tấn công vào các khu vực tập trung của du kích Việt Cộng, nhưng chúng rất dễ bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không di động Strela-2 do Liên Xô sản xuất.

Trực thăng "Super Cobra" không bị phá hủy

Cuối năm 1967 cuộc tấn công mạnh mẽ vào căn cứ quân sự của Hoa Kỳ do quân đội Bắc Việt Nam triển khai gặp một vấn đề không thể được giải quyết. Vấn đề này là máy bay trực thăng AN-1G (Hugh Cobra) mới nhất của Mỹ.

Chúng đã có lớp giáp bảo vệ tốt hơn, cực kỳ cơ động và tránh được những cuộc tấn công của tên lửa Strela. Ngoài ra, hệ thống vũ khí mới nhất đã biến Super Cobra trở thành đơn vị chiến đấu rất nguy hiểm.

Hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình và rủi ro, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Liên Xô. Vấn đề này đã phải được giải quyết càng sớm càng tốt.

Như mọi khi, trong những trường hợp như vậy, các chuyên gia quân sự của Cục tình báo chính của Bộ Quốc phòng Liên Xô sẽ đảm nhận giải quyết vấn đề này.

Vụ tấn công bất ngờ

Đến mùa xuân năm 1968, tình báo xác định rằng trên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới với Bắc Việt Nam 30 km có căn cứ không quân quân sự bí mật Flying Joe của Mỹ. Ngay cả chính phủ Campuchia cũng không biết về sự tồn tại của một căn cứ Không quân Mỹ trong khu rừng rậm.

Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và tướng William Westmoreland có mặt tại Việt Nam ngày 25/12/1967 - Sputnik Việt Nam
Người Mỹ học được gì sau chiến tranh Việt Nam?

Căn cứ không quân Flying Joe không có diện tích lớn. Một số máy bay trực thăng vận tải, cũng như 4 chiếc "Super Cobra" được triển khai ở đó. Những người lính Mỹ bảo vệ căn cứ rất vô tư, tự tin rằng không có gì có thể đe dọa họ trên lãnh thổ Campuchia có chủ quyền.

Nhưng trong một ngày của tháng 5 năm 1967, họ thật bị sốc khi một nhóm người không có dấu hiệu nhận dạng trên quân phục đã tấn công vào căn cứ. Nhóm tấn công không quá 10 người, chỉ trong 20 phút đầu tiên của trận chiến, 15 người Mỹ đã thiệt mạng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là "các du kích" đã cho nổ tung được ba chiếc AN-1G, và bay đi trên chiếc trực thăng thứ tư.

Siêu vũ khí chống lại AN-1G

Đầu thập kỷ 70, kết quả của chiến dịch này cho phép các nhà thiết kế quân sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không di động kém hiệu quả Strela-2, biến thành hệ thống tên lửa phòng không Strela-2M.

Những người Mỹ bắt đầu chịu tổn thất rất nghiêm trọng. Các chiến binh được huấn luyện nhanh chóng của quân đội Bắc Việt đã có thể tiêu diệt 204 mục tiêu bay của người Mỹ trong những năm còn lại của cuộc chiến! Để đạt được điều này, họ cần phải thực hiện 598 vụ phóng, đó là một kết quả rất tốt trong thời gian đó.

Chiến tranh ở Việt Nam, năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Mỹ từng muốn sử dụng loại vũ khí khủng khiếp này trong chiến tranh Việt Nam

Phản ứng của Mỹ

Sự đặc biệt của tình huống nằm ở thực tế rằng chính người Mỹ đã ở Campuchia bất hợp pháp. Chíng quyền Hoa Kỳ không muốn có vụ bê bối chính trị. Những người lính tử trận và những chiếc trực thăng bị phá hủy được xem là tổn thất chiến tranh, và chiếc Super Cobra mất tích – được ghi nhận là đã biến mất trong những khu rừng rậm “không thể vượt qua” của miền Bắc Việt Nam.

Kết qủa, chiến dịch đánh cắp chiếc trực thăng mới nhất của Mỹ AN-1G "Hugh Cobra" đã giúp hiện đại hóa hệ thống phòng không Strela-2M, trở thành cơn đau đầu thực sự đối với người Mỹ tại Việt Nam và đẩy nhanh chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала