Tiềm năng thực của J20 - bất ngờ lớn cho Đài Loan và Mỹ

© REUTERS / China DailyJ-20 của Trung Quốc
J-20 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo ý kiến của một số nhà quan sát, thông tin gần đây về việc những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 được đưa vào biên chế đơn vị chiến đấu của Quân khu miền Đông ở Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy rằng, những chiếc máy bay này được đưa vào trực chiến để tăng áp lực lên Đài Loan

Căng thẳng quân sự ở eo biển Đài Loan đang gia tăng, tuy nhiên, không nên chờ đợi những chiếc J-20 sớm xuất hiện trên không phận quanh Đài Loan, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.

Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch triển khai tiêm kích thế hệ thứ năm theo các hướng chính để quân đội nắm chắc các chiếc máy bay này. Nhiều khả năng, sau một thời gian nhất định, quân đội Trung Quốc sẽ gửi những chiếc máy bay này đi tuần tra trên không phận quanh Đài Loan. Chắc là, ở giai đoạn đầu những chiếc máy bay này sẽ thực hiện các chuyến bay tập khi máy bay chiến đấu tàng hình mang theo khí tài có tên gọi Luneburg Lens có chức năng giả lập diện tích phản xạ radar để đánh lừa radar đối phương, tức là làm tăng khả năng hiển thị đối với radar. Mục tiêu là che giấu tiềm năng thực của phi cơ chiến đấu tàng hình, vì đối với các trạm radar chiếc máy bay tàng hình sẽ trông giống như chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 thông thường. Mức độ tàng hình thực sự của J-20 vẫn còn là một bí ẩn.

Mới đây Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ 5. Hiện nay trên thế giới có ba quốc gia sản xuất máy bay thuộc lớp này, đây là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, thông tin về các máy bay của Trung Quốc và Nga vẫn được giữ bí mật. Còn Hoa Kỳ công bố khá nhiều thông tin về hoạt động của F-22 và F-35.

J-11 - Sputnik Việt Nam
Tại sao chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện trên eo biển Đài Loan?

Ví dụ, dữ liệu được công bố gần đây về tình trạng Không quân Hoa Kỳ cho thấy rằng, những máy bay này có mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp nhất trong số tất cả các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ (trong năm 2018, F-22 51,74% và F-35 49,55%). Như được biết, ngay sau khi hai loại máy bay này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, các chuyên gia đã phát hiện những thiếu sót không thể loại bỏ với mức giá hợp lý, và do đó các máy bay này sẽ mãi mãi bị hạn chế sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, ngay cả các máy bay sẵn sàng chiến đấu có rất nhiều hạn chế về chế độ sử dụng, số chuyến bay/ngày mà chúng có thể thực hiện là ít hơn so với máy bay thế hệ thứ tư.

Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về Hoa Kỳ, quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao và là quốc gia đầu tiên bắt đầu sản xuất tiêm kích thế hệ thứ 5. Theo logic này có thể dự đoán rằng, tiêm kích Trung Quốc cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự và thậm chí phức tạp hơn bởi vì chương trình đang ở giai đoạn sớm hơn. Vì thế hiện nay tôi vẫn xuất phát từ quan điểm rằng, các phương tiện chiến đấu hiệu quả nhất của Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện công việc chính trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang là các máy bay thế hệ thứ tư khá đáng tin cậy và là các chiến đấu cơ chủ lực của Không quân như J-10C, J-16 cũng như các phiên bản cải tiến của J-11B.

Quân đội sẽ dần dần nắm chắc J-20. Bây giờ, điều quan trọng nhất là thu lượm những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng máy bay này, đồng thời, sử dụng tiêm kích tàng hình trong quá trình huấn luyện chiến đấu các đơn vị tên lửa phòng không và không quân đang chuẩn bị đẩy lùi cuộc tấn công của các máy bay Mỹ cùng loại.

Chắc là một thời gian sẽ trôi qua trước khi tiêm kích này trở thành mối đe dọa thực sự đối với Đài Loan. Nhưng, thời điểm này sẽ đến sớm hay muộn. Vào thời điểm đó, tiềm năng thực của J-20 sẽ là điều bất ngờ đối với Không quân Đài Loan và đồng minh của họ là Mỹ. Xét theo mọi việc, Trung Quốc không có ý định xoè “át chủ bài” trước thời điểm quyết định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала