Khối NATO lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc

© REUTERS / Francois LenoirJens Stoltenberg
Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, trong chuyến thăm Australia, kêu gọi các nước liên minh chú ý đến sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp thế giới, bao gồm cả trong các lĩnh vực gây ra mối đe dọa cho các thành viên NATO, theo nội dung một bài báo trong chuyên mục phân tích của Sputnik.

Những khu vực này, theo ông Stoltenberg, là châu Âu, Bắc Cực, châu Phi và biển Đông.

Không có gì bất ngờ trong việc này

Đã có lúc Trung Quốc, mặc dù tăng trưởng nhanh chóng về tiềm lực kinh tế và quân sự trong hơn một chục năm, nhưng không gây lo ngại cho NATO. Vào tháng 1 năm 2016, Tướng Peter Pavel, người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO, cho biết trong một tuyên bố tại Singapore rằng liên minh không có kế hoạch can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông, vì không có căn cứ pháp lý nào cho vấn đề đó.

«Nói chung, chúng tôi cố gắng ở mức có thể, duy trì hiện diện trong phạm vi biên giới liên minh, và không can thiệp vào các vấn đề ở các khu vực khác», vị tướng giải thích.

Và khu vực trách nhiệm của NATO, dựa trên các tài liệu cơ bản, là Bắc Đại Tây Dương, và như vậy châu Phi và đặc biệt là biển Đông không liên quan gì đến họ. Nhưng nhà lãnh đạo không chính thức của các quốc gia NATO - Hoa Kỳ, từ lâu đã cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của NATO ra toàn thế giới. Và Tổng thư ký Stoltenberg không phản đối điều này. Ngược lại, tại Úc, ông nói trước mối đe dọa của Trung Quốc, NATO muốn hợp tác tích cực hơn với các quốc gia khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

cuộc tập trận ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Một NATO ở châu Á: Liệu Trung Quốc sẽ tạo ra liên minh quân sự với các nước láng giềng

Vì vậy, không có gì bất ngờ trong tuyên bố của Tổng thư ký NATO. Hơn nữa, các thành viên NATO- Anh, Pháp, Đức, từ trước những tuyên bố này của Stoltenberg, đã thể hiện mong muốn có mặt với các tàu chiến ở vùng biển Đông.

Nước Mỹ với bộ dạng mới

Một thời điểm mới xuất hiện trong nền chính trị châu Á với một thành viên NATO như Hoa Kỳ. Sau khi rút khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn mà Hoa Kỳ đã ký với Liên Xô năm 1987, Washington quyết định triển khai tên lửa tầm trung mặt đất ở một số quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, để đối trọng với Trung Quốc. Điều này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Marc Esper tuyên bố, người những ngày này cũng đang có chuyến thăm tới Úc. Việc triển khai tên lửa có thể mất vài tháng, nhưng chính xác tại các quốc gia nào, Bộ trưởng không nói rõ.

Trung Quốc ngay lập tức phản ứng. Người phát ngôn chính thức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với tư cách là giám đốc bộ phận kiểm soát vũ khí của Fu Cong tuyên bố "Trung Quốc sẽ không ngồi yên và sẽ buộc phải có biện pháp đối phó nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực này trên thế giới". Ông cũng khuyên các quốc gia khác, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, hãy thận trọng và không nên cho phép Washington triển khai tên lửa trên đất nước. Làm thế nào Bắc Kinh có thể trừng phạt các quốc gia sẽ cho phép triển khai tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của mình, Fu Cong không nói rõ. Nhưng chúng ta có thể nhớ lại khi Seoul đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc, Bắc Kinh đã áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại.

Mất hòa bình và ổn định trong khu vực

Chính sách của khối NATO từ lâu đã được cộng đồng thế giới tiến bộ coi là một lực lượng hủy diệt trên lục địa châu Âu. Bây giờ các nước NATO, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đang dẫn dắt tới một cuộc chạy đua vũ trang ở Thái Bình Dương, đặc biệt là ở biển Đông. Trong mọi trường hợp, hòa bình và ổn định mà các dân tộc Đông Nam Á mơ ước, sẽ gặp nguy hiểm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала