Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng nước này dự định bắt đầu sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga vào tháng 4 năm 2020, và sẽ không từ bỏ các dự án đảm bảo an ninh quốc gia do các mối đe dọa của Mỹ.
"Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống S-400 là một quyết định chủ quyền quốc gia, nhưng tôi lo ngại về hậu quả của quyết định này, bởi vì khả năng tương tác vũ khí rất quan trọng đối với NATO. Hệ thống S-400 của Nga sẽ không được tích hợp vào hệ thống phòng không thống nhất của liên minh”, - ông nói trong bài phát biểu tại một viện nghiên cứu ở Sydney, lưu ý rằng quyết định này "cũng có ý nghĩa đối với việc cung cấp máy bay chiến đấu F-35".
Ông Stoltenberg bày tỏ "tin tưởng tuyệt đối rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn là một đồng minh có giá trị và quan trọng của NATO, và họ sẽ cùng nhau thực hiện nhiều thách thức khác, dù rằng S-400 tạo ra vấn đề.
"Vấn đề S-400 là một câu hỏi nghiêm túc, nhưng đóng góp của Thổ Nhĩ Kỳ, vai trò của nước này trong NATO nhiều hơn, so với vấn đề S-400", ông Stoltenberg nói thêm.
Việc cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không mới nhất, gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, đã bắt đầu vào thứ Sáu. Washington yêu cầu Ankara từ bỏ thỏa thuận và đổi lại là mua các tổ hợp Patriot của Mỹ, và đe dọa sẽ trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ankara đã từ chối nhượng bộ.
Trước đó, Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan gọi hợp đồng mua lại hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga là thỏa thuận quan trọng nhất trong lịch sử nước này và hệ thống phòng không s-400 mạnh nhất thế giới. Ông Erdogan nói thêm rằng NATO nên vui mừng vì sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, một thành viên liên minh của NATO trở nên mạnh hơn.