Điều này được nêu trong tuyên bố của Bachelet, phát hành vào thứ năm tại Geneva.
"Theo dữ liệu chính thức, nền kinh tế Venezuela đã giảm 47,6% từ năm 2013 đến 2018. Tôi lo ngại rằng với những lệnh trừng phạt mới hạn chế hơn nữa hoạt động kinh tế, các tổ chức kinh doanh và tài chính có thể sẽ ngừng hoàn toàn giao dịch liên kết với chính phủ Venezuela để không có nguy cơ bị trừng phạt vì vi phạm các biện pháp trừng phạt",- người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói.
Theo bà, mặc dù thực tế là các lệnh trừng phạt mới không được áp dụng về mặt kỹ thuật cho các hoạt động liên quan đến thực phẩm, quần áo và thuốc men, "chúng có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng cho hàng triệu người dân Venezuela, hơn nữa, các tổ chức tài chính trên thế giới có quan hệ thương mại với Chính phủ Hoa Kỳ và Venezuela nhiều khả năng sẽ tuân thủ các yêu cầu quá mức".
Bachelet nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela đã bắt đầu trước khi các lệnh trừng phạt đầu tiên được áp dụng. Tuy nhiên, những hạn chế được đưa ra vào tháng 8 năm 2017 và vào tháng 1 năm 2019 đã làm trầm trọng thêm hậu quả của cuộc khủng hoảng và tình hình nhân đạo ở nước này.
"Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các biện pháp trừng phạt đơn phương quy mô lớn cuối cùng có thể tước đi quyền cơ bản của con người, bao gồm cả quyền kinh tế, cũng như quyền đối với thực phẩm và sức khỏe của họ, và có thể tạo ra rào cản đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo", - Cao ủy đứng đầu OHCHR bổ sung.