Nghiên cứu sẽ giúp tạo ra kỹ thuật cho phép phục hồi răng theo cách tự nhiên, theo bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications.
“Cho đến nay, đây mới là thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, và chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm trước khi có thể áp dụng phương pháp này để điều trị cho con người. Mặt khác, có thể nói rằng đây là bước đột phá lớn trong y học tái tạo, sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bệnh nhân trong tương lai gần”, ông Bing Hu từ Đại học Plymouth, Vương quốc Anh, cho biết.
Răng được làm từ gì?
Răng của con người và các động vật có vú khác bao gồm men "chết" và một số bộ phận "sống" - ngà răng, tủy và mô thần kinh. Men bao gồm hai thành tố chính – vững chắc và cực kỳ bền vững, có thể chống lại tác động của nhiều kích thích khác nhau nhờ các sợi hydroxyapatite, cũng như bởi lớp “keo” giữ chặt chúng dưới dạng hỗn hợp các khoáng chất vô định hình khác nhau.
Răng người ngừng phát triển từ thời thơ ấu, trong khi ở nhiều loài động vật, chẳng hạn như lạc đà, lama (lạc đà không bướu), chuột cống, chuột và các loài gặm nhấm khác, một số trong chúng có răng tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Có thể xảy ra điều này có thể là do ở đáy của mỗi chiếc răng có một số tập đoàn tế bào gốc "trưởng thành", có khả năng sản xuất tất cả các loại mô của răng.
Những tế bào này, như các nhà khoa học đã biết từ lâu, cũng có mặt trong răng người, nhưng vì một số lý do không rõ, chúng không tham gia vào việc sửa chữa hoặc thay thế răng cửa bị mất hoặc răng nanh hay răng hàm bị loại bỏ. Bốn năm trước, các nhà sinh học ở trường Harvard phát hiện ra họ có thể làm điều này bằng cách xử lý tế bào gốc bằng xung laser.
Ban đầu, các nhà sinh học lưu ý, họ không tìm kiếm những loại protein này, mà là các loại tế bào gốc mới, vì những tiểu thể đã được biết đến của loại này, được tìm thấy trong nướu và hàm, không thể tái tạo tất cả các mô răng. Thêm nữa, nó cũng không thể giúp hình thành răng cửa, răng nanh hoặc răng hàm mới.
Để tìm kiếm chúng, nhóm nghiên cứu đã phân tích những gen có liên quan đến sự hình thành “phôi” của răng và cô lập bộ DNA, thứ được tìm thấy trong tế bào gốc tương tự. Điều này cho phép họ tìm thấy các cơ quan đóng vai trò là "chất dẫn" đặc biệt cho sự phát triển mô răng và tạo ra phân tử kiểm soát quá trình này.
Được dẫn dắt bởi ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đã khoan lỗ trên răng hàm của một vài con chuột và lấp đầy chúng bằng hai hợp chất - một loại thuốc thường được sử dụng để lấp đầy các rãnh được làm sạch khi loại bỏ dây thần kinh, và loại thứ hai là hỗn hợp của nó với Dlk1. Trong trường hợp thứ hai, liệu pháp này đã giúp chữa lành tủy và phục hồi ngà răng, chứng tỏ rằng protein này có thể được sử dụng để phục hồi răng.
Trong tương lai gần, Hu và đồng nghiệp của mình có kế hoạch tìm hiểu chính xác làm thế nào Dlk1 có thể "đánh thức" tế bào gốc và liệu có bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào khi kích hoạt chúng hay không. Nhà khoa học hy vọng, những thí nghiệm này sẽ mở đường cho việc tạo ra công nghệ mới để phục hồi toàn bộ hàm răng.