Báo động nạn buôn bán trẻ em ở Việt Nam

© Ảnh : Nguyễn Thành – TTXVNHọc sinh trường THCS Hà Huy Tập (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) tham gia diễn tập sơ, cấp cứu thuộc Dự án giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm do Unicef triển khai.
Học sinh trường THCS Hà Huy Tập (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) tham gia diễn tập sơ, cấp cứu thuộc Dự án giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm do Unicef triển khai. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nạn buôn người, tình trạng buôn bán, bóc lột trẻ em, biến các em thành nô lệ tình dục ở Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau từ bắt cóc, đánh tráo, mua bán trẻ sơ sinh, đẻ thuê, giả vờ nhận con nuôi…

Báo động tỷ lệ trẻ em là nạn nhân buôn người

Mới đây, theo kết quả nghiên cứu về di cư, bóc lột và nạn buôn bán trẻ em, thanh thiếu niên ở Việt Nam do Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cùng với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Tổ chức CORAM quốc tế công bố: Hiện có khoảng 5,6% trẻ em Việt Nam có khả năng bị buôn bán.

Phó Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Lưu Quang Tuấn cho hay, nhóm nghiên cứu trong 2 năm rưỡi, suốt từ năm 2017 đến 2019, đã tiến hành khảo sát trên 3885 trẻ em, thiếu niên và thanh niên Việt Nam ở 36 xã trên khắp đất nước. Sau đó, 769 hộ gia đình được chọn để thực hiện khảo sát phỏng vấn chủ hộ. Những gia đình này đều có trẻ vắng nhà trong thời gian tiến hành khảo sát.

Nhà tài chính và tỷ phú Mỹ Jeffrey Epstein - Sputnik Việt Nam
Tỷ phú bị buộc tội buôn bán tình dục trẻ em đề nghị một ngôi nhà để đổi lấy tự do

Được biết, ngoài 2 cuộc khảo sát lớn này, nhóm còn thực hiện nghiên cứu khảo sát 84 trẻ và thanh niên trong độ tuổi từ 12-24 đã được chính thức công nhận là nạn nhân bị buôn bán và đang nhận sự hỗ trợ thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước hoặc các chương trình trợ giúp khác.

Nghiên cứu về di cư, bóc lột và nạn buôn bán trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam được thiết kế nhằm củng cố thông tin, bằng chứng về nạn buôn người và bóc lột trẻ em. Qua đó, tìm hiểu, làm rõ loại hình, động cơ của tình trạng này, xác định những yếu tố cụ thể khiến trẻ dễ bị tổn thương, qua trải nghiệm của những người từng bị buôn bán trở về tái hòa nhập, để xác định các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.

Sau khi tổng hợp thông tin, nhóm nghiên cứu ước tính có khoảng 5,6% trẻ em ở Việt Nam có nhiều khả năng có các trải nghiệm chỉ ra hoặc giống với buôn bán trẻ em. Chỉ có 2,8% được xác định là nạn nhân…Trẻ em gái, nữ, hay em trai, thanh thiếu niên đều có mức độ nguy cơ giống nhau.

Nguyên nhân và giải pháp chống lại nạn buôn bán trẻ em ở Việt Nam

Việc buôn bán người được nhóm nghiên cứu xác định bắt nguồn từ sự di cư tự nguyện (chỉ có 13% cho biết bị đưa đi trái ý muốn) do tin vào lời kẻ buôn người với những lời hứa hẹn về cơ hội việc làm thu nhập cao, công việc tốt, điều kiện học hành lý tưởng.

Đa số các nạn nhân khi trở về đều khó tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ.

Bà Kara Apland- đại diện tổ chức CORAM quốc tế nhận định: “Cả bé trai và bé gái bị buôn bán, cả những trường hợp di cư qua biên giới hay trong nội địa có các dấu hiệu của buôn bán trẻ em, hoặc những trường hợp thanh thiếu niên bị buôn bán để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục hoặc những ngành nghề khác... đều có sức khỏe tinh thần bị tổn hại đáng kể. Nhiều nạn nhân chưa bao giờ tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết.

Bà cũng khuyến cáo cách phòng ngừa buôn bán và bóc lột lao động trẻ em như thúc đẩy các em tiếp cận với chương trình giáo dục toàn diện về di cư, quyền của người lao động, ưu tiên việc tiếp cận các chương trình trang bị và hoàn thiện kỹ năng sống, cơ hội tìm việc làm, tăng cường cải thiện dịch vụ xã hội, mở rộng cơ chế bảo vệ pháp luật dành cho lao động di cư.

Mẹ Hmong và em bé - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tử hình tội phạm buôn bán trẻ em từ Việt Nam

Cùng trao đổi về vấn đề này, bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam đánh giá, nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính sách và chương trình hành động nhằm bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. Tính từ năm 2011 đến 2018, Việt Nam có khoảng 7000 trường hợp là nạn nhân của hành vi buôn bán người, hàng ngàn trường hợp khác được báo cáo mất tích… Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần tăng cường hơn nữa việc thu thập thông tin, dữ liệu về tình trạng buôn bán người, dữ liệu phân tích về giới, tăng cường biện pháp phòng ngừa qua việc nâng cao nhận thức về nguy cơ rủi ro đối với những người di cư, tăng cường hơn nữa dịch vụ xã hội cho gia đình nghèo dễ bị tổn thương.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tạo nhiều việc làm cho thanh thiếu niên, tăng cường khả năng tiếp cận của trẻ dễ bị tổn thương và trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Theo thống kê của Bộ Công an, từ 2011-2018, trên toàn quốc đã xảy ra 3285 vụ liên quan đến 4800 đối tượng lừa bán 7200 nạn nhân. Các vụ mua bán người xảy ra rộng khắp trên 63 tỉnh thành với gần 90%  là mua bán người ra nước ngoài, chủ yếu là sang Trung Quốc, trong đó có 430 vụ mua bán người dưới 16 tuổi.

Diễn biến và hành vi những vụ buôn bán người rất phức tạp và tinh vi với đủ hình thức như bắt cóc, chiếm đoạt trẻ để mua bán, đánh tráo, bắt cóc, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, rồi cả hành vi mua bán trẻ dưới dạng cho nhận con nuôi hay đẻ thuê.

Đây là tình trạng rất đáng báo động đòi hỏi các cơ quan liên quan, Nhà nước và toàn thể nhân dân phải nâng cao ý thức và tích cực hành động bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала