Trước đó, tờ báo Gibraltar Chronicle đưa tin chính quyền Gibraltar đã thả tàu chở dầu Grace 1của Iran, bị bắt giữ vào đầu tháng 7 do nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Ấn phẩm lưu ý rằng quyết định thả tàu chở dầu được đưa ra vài giờ sau khi Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Gibraltar gia hạn việc giam giữ tàu.
Theo chánh án Tòa án tối cao Gibraltar, Anthony Dudley, Hoa Kỳ đã không đệ trình một yêu cầu chính thức lên tòa án liên quan đến việc giam giữ tàu chở dầu. Theo ghi nhận của Gibraltar Chronicle, vẫn chưa biết khi nào tàu Grace 1 sẽ rời Gibraltar và liệu chính quyền Mỹ có đệ trình yêu cầu chính thức lên tòa án để giữ tàu cho đến thời điểm này hay không.
"Không thể đạt được mục tiêu của mình bằng hình thức khủng bố kinh tế, kể cả việc tước đoạt thuốc chữa bệnh dành cho bệnh nhân ung thư, Mỹ đã cố gắng lạm dụng hệ thống pháp lý để đánh cắp tài sản của chúng tôi trên biển", Zarif viết trên Twitter.
"Nỗ lực thực hiện một hành vi hải tặc cho thấy sự thiếu tôn trọng của chính quyền (Tổng thống Mỹ Donald) Trump đối với luật pháp", Ngoại trưởng Iran kết luận.
Tàu chở dầu Grace 1 bị giam giữ
Vào ngày 4 tháng 7, chính quyền Gibraltar thuộc Anh nghi ngờ tàu chở dầu Grace 1 (Iran) vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Để điều tra, cảnh sát đã bắt giữ thuyền trưởng, trợ lý và hai thủy thủ khác. Tòa án đã gia hạn tạm giam cho đến ngày 15 tháng 8.
Tối ngày 19 tháng 7, Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC, thuộc Lực lượng Vũ trang Iran) đã bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero (Anh) tại Eo biển Hormuz trong lãnh hải Iran và sau đó hộ tống đến cảng Bender Abbas. Thủy thủ đoàn 23 người, trong đó có ba người Nga, vẫn còn trên tàu. Chính quyền Iran cho biết các thủy khỏe mạnh và tàu chở dầu neo đậu tại cảng. Vụ việc với Stena Impero là phản ứng của chính quyền Iran đối với việc chính quyền Gibraltar thuộc Anh bắt giữ tàu chở dầu Iran .