Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế

© AFP 2023 / Emmanuel DunandMoody’s
Moody’s - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Moody's đưa ra dự báo hết sức lạc quan về nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Moody’s dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh

Hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định ở Việt Nam dù tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường liên quan đến xung đột thương mại giữa các cường quốc. Đặc biệt ở đây phải ghi nhận nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc bình ổn tỷ giá cũng như đảm bảo tính linh động cho đồng Việt Nam khi nguy cơ “chiến tranh tiền tệ” có thể bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Asian Development Bank (ADB) - Sputnik Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm 2019

Từ tính ổn định của hệ thống ngân hàng, có thể thấy sức mạnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, hỗ trợ nâng cao chất lượng tài sản và hoạt động kinh doanh có lãi là lời khen mà hãng xếp hạng tín nhiêm Moody’s Investor Service dành cho đất nước hình chữ S ngày 19/8.

Theo nhà phân tích, kiêm trợ lý, Phỏ Chủ tịch Moody's, Rebeca Tan, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt 6,7% năm nay 2019 và 6,5% năm 2020. Mức 7,1% năm 2018 thực sự là kỳ tích đáng trân trọng. Việt Nam tiếp tục là nền kinh tế được đánh giá sẽ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo vị chuyên gia này:

“Các ngân hàng Việt Nam đã “lành mạnh hóa” bảng cân đối kế toán, củng cố chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dự kiến giảm xuống còn 4,8% vào cuối năm 2020, từ mức 5,1% cuối năm 2018”.

Theo đó, tỷ lệ vốn của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung vẫn ổn định trong giai đoạn 12-18 tháng tiếp theo nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận có được.

Dù nhiều ngân hàng sẽ cần huy động vốn nhằm đáp ứng quy định nghiêm ngặt hơn về vốn của Thỏa thuận Basel II trong khi duy trì tăng trưởng tài sản. Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các chuẩn mực của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành từ tháng 6/2004. Theo đó, trong tiến trình xây dựng ngành ngân hàng Việt Nam lành mạnh không thể bỏ qua Thỏa thuận này. Bằng việc Ngân hàng nhà nước xây dựng và triển khai áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng thương mại từ năm 2014, các ngân hàng Việt Nam phải tăng cường tái cấu trúc, giảm thiểu tối đa những ngân hàng hoạt động yếu kém, nâng cao năng lực của các ngân hàng thương mại đặc biệt là về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, hệ số an toàn vốn và năng lực quản trị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế Việt Nam đón nhiều tin vui

Moody’s nhấn mạnh, lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ được cải thiện khi quyết định tăng cường nguồn tín dụng cho lĩnh vực bán lẻ có lợi suất cao. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong khi đi vay vẫn sẽ đạt được ổn định khi nhiều ngân hàng tiếp tục lập dự phòng cho những tài sản “có vấn đề”.

Về phía Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp những biện pháp cần thiết, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ thanh khoản và cho phép gia hạn nợ như đã tiến hành nhiều năm trước đây. Điều này giúp tạo được tâm lý yên tâm sản xuất đối với doanh nghiệp.

Lạc quan về nền kinh tế Việt Nam

Trong khi  kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, đối mặt với hàng loạt rủi ro, nguy cơ khủng hoảng từ xung đột thương mại giữa các cường quốc, thì Standard Chartered, ADB và IMF lại vô cùng lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.

“Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,9% trong năm 2019”,  Ngân hàng Standard Chartered đánh giá trong Báo cáo kinh tế toàn cầu quý III/2019 với tựa đề “The dovish wave grows” ngày 12/8 khẳng định.

Theo khẳng định của đại diện ngân hàng này, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ, các yeus tố vĩ mô nền kinh tế được giữ ổn định trong nửa đầu năm và có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đến cuối năm. Dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam với tổng lượng vốn dự kiến thu hút năm nay đạt 18 tỷ.

Trước dự đoán của Standard Chartered, Ngân hàng châu Á ADB cũng đã công bố bản dự báo kinh tế Việt Nam ngày 18/7. Theo đó:

“Tăng tăng trưởng của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 6,8% dù nền nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và dịch tả lợn châu Phi. Việt Nam vẫn ưu tiên, tập trung duy trì đà tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ, phát triển sản xuất, dù có nhiều ngành có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối 2018”.

Từ một nhà máy năm 2010, đến nay, Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường đã có 3 nhà máy chế biến chè. - Sputnik Việt Nam
Vì sao kinh tế Việt Nam là ‘ngoại lệ’?

Đồng quan điểm với Standard Chartered, ADB coi “lực hút FDI” là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam suy trì đà tăng trưởng.

Theo báo cáo đưa ra, ADB vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển là 5,7% trong năm 2019 và 5,6% trong năm 2020, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4. Các tỉ lệ tăng trưởng này giảm nhẹ so với mức 5,9% trong năm 2018.

Trong báo cáo IMF mới đây về kinh tế Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra dự báo khá thận trọng khi đánh giá “tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ giảm về mức 6,5% năm 2019 và tiếp tục duy trì tốc độ này trong năm sau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế này thấp hơn mức kế hoạch Quốc hội đề ra là từ 6,6% - 6,8%. Lạm phát được dự báo ở mức 3,6% trong năm nay và gia tăng lên mức 3,8% vào năm 2020”.

Dù các tổ chức quốc tế có góc nhìn và dự báo khác nhau về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tuy nhiên không thể phủ định, quốc gia này sau hơn một thập kỷ, đã đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới và vẫn sẽ còn tăng nhanh nhất khu vực trong thời gian sắp tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала