Thời đại của những chiếc khinh khí cầu khổng lồ bay qua đại dương kết thúc vào năm 1937 khi một thảm họa xảy ra với máy bay Hindenburg, NBC viết. Chiếc khinh khí cầu này là loại lớn nhất. Nó bị bốc cháy khi hạ cánh tại New Jersey, khiến cho hàng chục người bị thiệt mạng.
Tuy nhiên, giờ đây, sau hơn 80 năm trôi qua, khinh khí cầu khổng lồ có thể quay trở lại bầu trời, tuy nhiên, chúng sẽ không được sử dụng để vận chuyển hành khách, mà để vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới theo cách thế thân thiện với môi trường.
Đề xuất này được đưa ra trong một công trình khoa học được công bố gần đây. Theo ý tưởng này, khí cầu mới phải lớn gấp 10 lần so với khinh khí cầu Hindenburg (dài 245 m). Chúng sẽ trôi nổi trong bầu khí quyển và thực hiện công việc của các tàu chở hàng đại dương thông thường. Khí cầu sẽ di chuyển nhanh hơn, nhưng đồng thời gây ít gây ô nhiễm môi trường hơn.
“Do tình trạng nóng lên toàn cầu, chúng tôi đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon càng nhiều càng tốt”, - Julian Hunt, một nhà nghiên cứu tại Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế ở Laxenburg, Áo và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Theo ông, khí cầu thế hệ mới sẽ di chuyển nhờ các luồng không khí mạnh mẽ lưu thông trên hành tinh của chúng ta. Hunt và đồng nghiệp của ông đã tính toán rằng khí cầu có chiều dài 1,5 dặm (2,4 km) có thể bay vòng quanh trái đất trong 16 ngày và chuyên chở 20.000 tấn hàng hóa với năng lượng tối thiểu.
Các vật liệu hiện đại, bền hơn, bao gồm sợi carbon, sẽ giúp tạo ra khí cầu chắc chắn hơn và an toàn hơn. Hệ thống dự báo thời tiết dựa trên máy tính sẽ giúp khí cầu tránh bão và giúp tối ưu hóa việc sử dụng luồng khí.