Thép Việt chao đảo vì Donald Trump?

CC0 / Pixabay / Thép
Thép  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tính đến thời điểm hiện tại, những đòn thuế quan “chẳng vuốt mặt nể mũi ai” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh vào hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm thép (chịu mức thuế lên đến 456,23%) có tác động lớn đến ngành sản xuất này của Việt Nam.

Thép Việt chịu ảnh hưởng lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Xung đột thương mại ngày càng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh kéo theo nguy ngơ bùng nổ “cuộc chiến tiền tệ”. USD liên tục duy trì tỷ giá ở mức cao, trong khi đó nhân dân tệ ngày một rớt giá “có chiến lược”. Trước tình hình đó, các chuyên gia trong ngành thép Việt Nam đã đưa ra dự báo về những hệ lụy không mong muốn và những tác động nhất định đến hoạt động sản xuất thép trong nước.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Như "đùa với lửa": Mỹ có nhắm tới Việt Nam khi áp thuế thép 400% hay không?

Việc chính phủ quyết mở cửa nền kinh tế Việt Nam giúp tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu có biển chuyển hết sức tích cực, tuy nhiên đất nước cũng trở nên phụ thuộc hơn vào xuất nhập khẩu, chỉ một biến động nhỏ trong cán cân thương mại với các quốc gia đối tác kinh doanh lớn nhất của Việt Nam cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế.

Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội. Cuộc chiến chưa hồi kết giữa hai cường quốc này tác động đến từng lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng hóa Trung Quốc do bị đánh thuế cao, sẽ ồ ạt đổ về Việt Nam, chiếm lấy thị phần trong nước, gây sức ép cạnh tranh với các mặt hàng nội địa. Thêm vào đó, cũng sẽ khó khăn cho chính doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến sâu vào thị trường Trung Quốc vì nước này hiện đã thực thi nhiều chính sách ưu tiên tiêu thụ hàng hóa nội địa.

Ngoài ra, hiện tượng “trung chuyển” của các nhà sản xuất khi tiến hành nhiều hoạt động gian lận thương mại là rất phổ biến. Thời gian qua, nhiều mặt hàng bị phát hiện gian lận xuất xứ, hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại được gắn mác Made in Vietnam để tránh đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ. Nếu chính phủ Việt Nam không có những chiến lược kịp thời, chính sách hợp lý, rất có thể Hà Nội sẽ là mục tiêu tiếp theo của các đòn trừng phạt đến từ Washington, khi Donald Trump đã “phàn nàn” về vấn đề này từ rất lâu.

Nhà máy sản xuất thép Công ty cổ phần Thép Nguyễn Tín tại khu công nghiệp Thuận Đạo (Long An).  - Sputnik Việt Nam
Bị Trump nghi ngờ và Mỹ đánh thuế 456%, ngành thép Việt Nam có bị đe dọa?
Riêng về ngành thép, theo Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, dù đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, chuyển biến rõ rệt cả về chất và lượng, tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhập lượng thép lớn thành phẩm và bán thành phẩm từ Trung Quốc, với hơn 50% lượng thép nhập khẩu.

Trao đổi về những tác động lên ngành thép của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, chuyên gia trong lĩnh vực này, ông Nguyễn Văn Sưa khẳng định, Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy cuộc xung đột này.

“Về những tác động tích cực, việc giảm giá đồng NDT sẽ giúp giảm giá thép thành phẩm của Trung Quốc, tăng lợi thế cạnh tranh về giá. Ở chiều ngược lại, khi đồng NDT giảm sâu, rất có thể sẽ khiến các sản phẩm thép Trung Quốc giá rẻ như: thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, các loại tôn... nhập vào Việt Nam ồ ạt hơn, ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với thép Việt Nam, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của ngành thép trong nước. Đồng thời, một phần nào đó sẽ "đội lốt" hàng Việt để lẩn tránh thuế, xuất khẩu sang các nước thứ ba”, VOV dẫn bình luận của ông Sưa cho biết.

Làm gì để thoát khỏi “thép giá rẻ của Trung Quốc”?

Theo vị chuyên gia này, đối với tình hình hiện nay, biện pháp cơ bản nhất để ứng phó với thép Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam chính là phải phát huy tiềm năng nội lực của các doanh nghiệp nội địa. Theo đó, họ phải tăng năng lực, nâng cao tính năng cạnh tranh của sản phẩm, nghiên cứu mở rộng thị trường, trong đó, tiêu chí cạnh tranh nhất theo ông Sưa chính là giá cả.

Sản xuất thép ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Mỹ áp thuế 456% với thép Việt ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp?

“Các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng phải ý thức để bảo vệ thị trường của mình bằng cách nâng cao hiểu biết về luật lệ của các nước nhập khẩu thép của mình để tránh các vụ phòng vệ thương mại, từ đó có điều kiện cạnh tranh tốt nhất với thép Trung Quốc. Cùng với đó, phải biết bảo vệ thị trường trong nước bằng cách sử dụng các công cụ thuế quan cũng như phi thuế quan, tức là các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các biện pháp về hàng rào kỹ thuật. Về phía cơ quan Nhà nước cũng cần có sự tính toán để can thiệp thị trường, ổn định tỷ giá trong thời gian tới”, ông Nguyễn Văn Sưa khẳng định.

Ngoài ra, để hạn chế thép giá rẻ từ thị trường Trung Quốc tràn vào, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với thép cuộn cán nóng lên 5%.

“Nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng, thép cán cuộn giá rẻ sẽ từ Trung Quốc tiếp tục tràn bào Việt Nam sẽ gây bất ổn thị trường thép Việt Nam”, Bộ Tài chính nhận định.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã tự sản xuất được một số sản phẩm thép cuộc cán nóng, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала