Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo mới việc thực hiện nghĩa vụ của mình, theo các thỏa thuận khác nhau về kiểm soát vũ khí, không phổ biến vũ khí và giải giáp. Hiệp ước INF đã ngừng hoạt động từ ngày 2 tháng 8 theo sáng kiến của Hoa Kỳ, nước cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Moskva đã tuyên bố phủ nhận điều này.
"Hoa Kỳ xác định Nga vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước INF, không được sở hữu, không sản xuất và không thực hiện các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình đặt trên mặt đất với tầm bay từ 500 đến 5500 km, và cũng như không được trang bị, hoặc không sản xuất bệ phóng cho các tên lửa đó", theo trích dẫn từ báo cáo.
"Theo Hoa Kỳ, quyết định của Nga vi phạm Hiệp ước INF bắt nguồn từ nhiều năm thất vọng với việc bị cấm sở hữu tên lửa tầm trung đặt trên đất liền, ngay cả khi gia tăng các mối đe dọa trong phạm vi xung quanh biên giới", theo ý kiến của các nhà ngoại giao Mỹ.
Hiệp ước INF
Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào năm 1987. Khi đó, Liên Xô và Hoa Kỳ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình tương tự trên mặt đất, và cũng cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai những loại tên lửa như vậy trong tương lai.
Tháng 10 năm 2018, Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước, viện cớ «Matxcơva vi phạm thoả thuận». Đồng thời phía Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng về cáo buộc này.
Sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã hạn cho Matxcơva hai tháng để «trở lại tuân thủ điều khoản thỏa thuận». Cụ thể, Hoa Kỳ đòi Nga huỷ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8) mà phía Mỹ cho rằng có tầm xa hoạt động vi phạm quy định của Hiệp ước INF.
Matxcơva khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ và nhấn mạnh rằng tên lửa không được sáng chế, không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn cấm đã thiết lập.
Ngày 3 tháng 7, Tổng thống Vladimir Putin ký duyệt đạo luật đình chỉ Hiệp ước INF. Ngày 2 tháng 8, thoả thuận chấm dứt hiệu lực.