Hôm nay, Sputnik tiết lộ một số sự thật về món ăn này mà bạn có thể không biết:
1. Trái ngược với hy vọng của ông Momofuku, người mơ ước chiến thắng nạn đói thế giới, mì ăn liền trở thành một sản phẩm đắt tiền ở Nhật Bản.
The legend himself: Momofuku Ando, the inventor of instant ramen #haveyoueaten https://t.co/JkTSgzXyjk pic.twitter.com/oZTdi5C6AH
— Eaten Magazine (@eatenmag) 16 августа 2019 г.
Giá của nó cao hơn gần 6 lần so với các loại mì truyền thống.
2. Momofuku nghĩ ra mì khô, khi nhìn vợ nhào bột bánh tempura.
happy 105 to momofuku ando, inventor of instant ramen + today's google doodle: http://t.co/gyMGrOaBlH #NoodleDoodle pic.twitter.com/MYetN0BScc
— momofuku (@momofuku) 5 марта 2015 г.
Bằng cách như vậy, ông nghĩ ra cách chiên mì trong dầu, và sau đó sấy khô chúng.
3. Việc tiêu thụ mì đã trở thành chỉ báo về tình trạng kinh tế của đất nước. Từ năm 2005, chỉ số Mama Noodles về tiêu thụ các loại mì địa phương đã được xuất bản tại Thái Lan.
4. Theo dữ liệu của WINA cho năm 2018, 103,6 tỷ khẩu phần mì đã được tiêu thụ trên thế giới, nghĩa là 280 triệu khẩu phần/ngày. Trong số này, Trung Quốc hóa ra là nước dẫn đầu về tiêu thụ mì ăn liền, năm 2018, nước này sử dụng tới 40 250 000 gói mì.
Ở vị trí thứ hai là Indonesia - 12 540 000 và ở vị trí thứ ba - Ấn Độ với 6 060 000 gói.
5. Hàn Quốc được coi là nước dẫn đầu về tiêu thụ mì bình quân đầu người - 74,6 triệu khẩu phần.
6. Năm 2005, người ta đã tạo ra mì ăn liền vũ trụ, mỏng hơn bình thường và không cần nước sôi để ủ.
Did you know Japanese astronaut Soichi Noguchi was the first to eat ramen in space? pic.twitter.com/3KGMajgfCJ
— Kanada-Ya (@KanadaYa_LDN) 2 июня 2016 г.
Lần đầu tiên trên quỹ đạo Trái đất thấp, loại mì này đã được phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi ăn thử.
7. Thậm chí còn có loại mì Harrods Pot Noodle cao cấp, giá 50$/gói.
harrods pot noodle.yours for £35. pic.twitter.com/jR2nDR4agj
— slackmcdonald (@slackmcdonald) 11 марта 2015 г.
Mì này được để trong hộp đặc biệt lót satanh đen, một cái nĩa duyên dáng, một chiếc khăn ăn và chiếc vòng để xếp khăn ăn.
Ở Nga, văn hóa tiêu thụ mì ăn liền đã bén rễ theo cách riêng. Đó là những câu tiếu lâm bất tận về những khó khăn trong cuộc sống sinh viên và cuộc tranh luận muôn thuở về cách ăn mì gói. Thương hiệu phổ biến nhất ở Nga là Doshirak của Hàn Quốc.