Nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Osumi đã nhận được giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học vì nghiên cứu của ông về autophagy - tự thực (cách các tế bào “tự ăn” tức làm cho mất đi và “tái chế” tức tạo ra các thành phần của chính mình để đổi mới). Trong các thí nghiệm với nấm men, Yoshinori phát hiện ra rằng do thiếu dinh dưỡng, tế bào chất của các tế bào bắt đầu tự tiêu hóa, bắt đầu từ các cấu trúc cũ và bị hư hỏng. Tế bào được trẻ hóa. Nhưng, như nhà khoa học lưu ý trong nghiên cứu của mình, việc nhịn đói kéo dài có thể phá hủy toàn bộ tế bào.
Các nhà nghiên cứu tin rằng tự thực giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch, nhưng tự bắt bản thân nhịn đói là việc làm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chế độ suy dinh dưỡng liên tục dẫn đến tình trạng thoái hóa tế bào. Nhịn ăn gián đoạn hoặc kéo dài có thể làm trầm trọng hơn các bệnh mãn tính và gây ra các căn bệnh mới: thiếu vitamin, đau nửa đầu, tăng huyết áp, bất lực ở đàn ông.
Cơ thể sẽ rất khó khôi phục lại nhịp độ bình thường, lúc nào người đó cũng sẽ thèm ăn, và điều này dẫn tới nguy cơ tăng cân nhanh chóng.
Những người muốn giảm cân và tăng cường sức khỏe không nên tin vào tất cả các nghiên cứu mới nhất, vì chúng chưa được kiểm nghiệm kỹ lưỡng. Tất cả các thí nghiệm mới chỉ được thực hiện trên chuột hoặc giun. Con người cần ăn uống đúng cách, tập thể thao và tận hưởng cuộc sống, chứ không hành hạ mình bằng cách nhịn đói theo mốt.