Nữ đại úy ‘náo loạn’ Tân Sơn Nhất: Những đặc quyền pháp luật không đụng đến

© Ảnh : Ngọc Hà - TTXVNMáy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific đang hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất
Máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific đang hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nữ sĩ quan công an Lê Thị Hiền, dù đã mang đến hàm đại úy, tức đã được học hành đào tạo bài bản, làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại hành xử thô tục, xúc phạm người khác, gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất gây bức xúc dư luận. Có người còn đề nghị không chỉ cấm bay, mà còn đưa bà Hiền ra khỏi lực lượng công an nhân dân.

Nữ đại úy Lê Thị Hiền gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất

Báo chí Việt Nam và mạng xã hội đồng loạt đăng tải thông tin, clip người phụ nữ trung tuổi với thái độ hung hãn, lời lẽ cục cằn, thô tục, luôn miệng chửi bới, xúc phạm, thách thức nhân viên hàng không và nhân viên an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành động này đã khiến nhiều người phẫn nộ.

Sự việc xảy ra lúc 15h30 ngày 11/8 nhưng sau đó tới 11 ngày, clip mới xuất hiện trên mạng internet. Ba video được công bố ngày 22/8 theo đó, người phụ nữ béo tốt, luôn miệng chửi bới, chỉ trỏ nhân viên dịch vụ của Vietnam Airlines:

“Mày vừa xấu, vừa ngu! Sẽ chi năm triệu cho Facebook để chạy quảng cáo, chửi con này! Mày đ…có chồng thì ế, có con thì con bị dị tật!”. Nữ nhân viên của Vietnam Airlines gần như đã ứa nước mắt nhưng người phụ nữ vẫn ngừng chửi: “Mày chảy nước đái thì lấy bỉm con tao mà đắp vào mặt!”.

© Ảnh : Ngọc Hà - TTXVNMáy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines cất và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất
Nữ đại úy ‘náo loạn’ Tân Sơn Nhất: Những đặc quyền pháp luật không đụng đến - Sputnik Việt Nam
Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines cất và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất

Những lời lẽ thô tục ấy, ít ai tin, lại được phát ra không phải từ một bà bán cá ngoài chợ, mà là từ một Đại úy ngành công an. Đó là Lê Thị Hiền, 36 tuổi, cán bộ xử lý hành chính thuộc Đội Cảnh sát giao thông- Trật tự Công an Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

An ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã chuyển vụ việc đến Cảng vụ hàng không miền Nam. Khi làm việc tại văn phòng Cảng vụ, bà Hiền tiếp tục to tiếng, xô đẩy một nhân viên an ninh - thông tin từ Cảng vụ cho biết.

Cảng vụ Hàng không miền Nam đã huỷ chuyến bay của bà Lê Thị Hiền và chuyển vụ việc sang Công an sân bay Tân Sơn Nhất Để giải quyết.

Sau khi xác minh, công an Tân Sơn Nhất xác định hành khách này là Lê Thị Hiền, đang công tác tại Đội CSGT - Trật tự Công an quận Đống Đa (Hà Nội) với cấp hàm đại úy. Bà Hiền sau đó bị phạt 200.000 đồng về hành vi “Gây rối trật tự nơi công cộng”.

Sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Chuyện gì đang xảy ra với Tân Sơn Nhất?

Liên quan đến sự việc này, Trung Tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã ra quyết định đình chỉ công tác 30 ngày với Đại úy Lê Thị Hiền (Đội CSGT - Trật tự Công an quận Đống Đa), để làm rõ về hành vi gây mất trật tự vừa qua ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Vị giám đốc công an Thủ đô cho biết, theo ông, hành vi của nữ đại úy trong vụ việc vừa qua là “không thể chấp nhận được”. Hành vi này không chỉ vi phạm đến an ninh sân bay, mà còn làm xấu đi hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân.

“Tôi đã cho kiểm tra và yêu cầu Công an quận Đống Đa đình chỉ công tác 30 ngày để đồng chí này kiểm điểm, xử lý nghiêm”, tướng Khương cho hay.

Dù bà Hiền đã bị xử phạt 200000 đồng, đình chỉ công tác 30 ngày, còn những hình thức kỷ luật nào khác nữa hiện chưa rõ, nhưng chắc chắn một điều, người dân không thể chấp nhận trong lực lượng công an nhân dân lại có một sĩ quan như thế.

Là đại úy công an nhân dân, cán bộ trung cấp trong lực lượng vũ trang, chắc chắn bà Hiền đã nắm rõ 5 lời thề và 10 điều kỷ luật đối với công an, chẳng hạn như có điều kỷ luật số 5 nêu rõ:

“Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân”.

Những đặc quyền pháp luật không thể chạm đến

Liên quan đến sự việc nữ đại úy Lê Thị Hiền và văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức nơi công cộng gây bất bình, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ:

“Xã hội hiện nay tồn tại một số đặc quyền mà những chế tài pháp luật hay quy định cụ thể nhiều khi không đụng chạm đến được. Những đặc quyền đó có thể đến từ quyền lực chính trị, kinh tế hay do những quy định thành văn hoặc bất thành văn tạo ra”, Infonet dẫn lời ông Sơn cho biết.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn nêu dẫn chứng thực tế, đã có nhiều bộ quy tắc, ứng xử đã được ban hành, cả ở nơi công cộng hay áp dụng đối với từng nhóm đối tượng chuyên biệt, tuy nhiên có nhiều lý do khiến những quy định này chưa đi vào thực tế và thực sự có hiệu quả.

Nguyên nhân đầu tiên được Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nêu chính là:

“Do các quy định này có thể chưa thực sự rõ ràng. Cách đây 12 năm, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước; Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Cũng trong năm này, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND về quy tắc ứng xử nơi công cộng. Gần đây hơn Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 và Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về đề án văn hóa công vụ. Như vậy, các nội dung của các quy định văn hóa ứng xử này có thể rất nhiều nhưng đôi khi không đến được với cán bộ công chức”, PGS.TS Hoài Sơn khẳng định.

sân bay Tân Sơn Nhất  - Sputnik Việt Nam
Vụ việc tại sân bay Tân Sơn Nhất

Ông nêu rõ, dù quy định có rõ ràng, nhưng chế tài lại khó thực hiện hoặc vi phạm xảy ra quá nhiều dẫn đến việc quy định chỉ mang tính hình thức:

“Vấn đề của chúng ta nhiều khi nằm ở khâu thực thi các quy định. Khi chế tài không đủ sức răn đe, quy định trở nên hài hước. Khi khâu thực thi kém, các quy định bị nhờn (hay người ta hay nói là nhờn luật). Khi mọi người biết có luật mà không thực thi pháp luật, xã hội sẽ rối loạn!”.

Nguyên nhân thứ hai mà PGS. TS Bùi Hoài Sơn đề cập liên quan đến vai trò của các phương tiện truyền thông mới trong việc đưa tin, phản ánh những trường hợp ứng xử không theo chuẩn mực của công chức nhà nước. Theo vị Viện trưởng, hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi hành vi luôn được giám sát rất kỹ càng. Công chức, viên chức đang làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước lại bị giám sát kỹ lưỡng hơn vì đó là những lĩnh vực nhạy cảm.

“Điều này tốt hay xấu còn tùy vào cách tiếp cận và có thể bàn sau, nhưng nó đặt ra vấn đề là những công chức nhà nước giờ đây phải cẩn trọng hơn với những hành vi của mình, cả ở trong công sở và ngoài xã hội”, ông Sơn chỉ rõ.

Nguyên nhân thứ ba mà PGS. TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ chính là những lệch lạc trong lối ứng xử mà hiện nay, còn tồn tại ở nhiều nhóm xã hội. Tuy nhiên, sự chú ý đặc biệt luôn hướng về phía cán bộ, công chức vì họ là những người cần phải làm gương cho xã hội.

“Hơn nữa, xã hội ta hiện nay tồn tại những đặc quyền mà những chế tài pháp luật hay quy định cụ thể nhiều khi không đụng chạm đến được. Những đặc quyền đó có thể đến từ quyền lực chính trị, kinh tế hay do những quy định thành văn hoặc bất thành văn tạo ra. Chính vì thế, có nhiều ngoại lệ trong xã hội mà những người cầm cân, nảy mực nhiều khi cũng nể nang, né tránh, còn một số người có đặc quyền, đặc lợi lại sử dụng những quyền này để vi phạm qui định, pháp luật”, PSG cho biết.

Ở hầu hết các cơ quan, đơn vị đều có những quy định về nguyên tắc ứng xử, mỗi cán bộ, công chức đều phải tuân theo, tự kiểm điểm, nêu gương, tuy nhiên, nhiều người lại không thể thực hiện tốt một số điều cơ bản:

“Đội ngũ công chức, trong đó có một số ngành nghề cụ thể là những người thường được hưởng lợi từ điều này nhất. Chúng ta đã từng chứng kiến có những người vi phạm luật giao thông nhưng không bị xử phạt, thậm chí có thể mắng ngược trở lại cảnh sát giao thông, hay một người có thể không cần phải xếp hàng như những người khác, đến chuyện xin học cho con, vào khám bệnh ở bệnh viện không nhất thiết phải theo đúng thứ tự đã được đặt ra”, PGS Bùi Hoài Sơn khẳng định.

Giải pháp mà vị Viện trưởng đưa ra để hạn chế những tình huống như trường hợp của bà Lê Thị Hiền chính là cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội trong việc thực thi các quy tắc ứng xử.

“Chúng ta cần có cơ chế thực thi pháp luật nghiêm minh, sửa đổi những quy định bất hợp lý tạo khe hở cho một cá nhân nào đó lách luật, đi kèm với việc thực hiện làm gương, công tác truyền thông tốt để tạo nên áp lực dư luận xã hội. Một hình thức tuyên truyền qua hình thức xử lý nghiêm, sự nêu gương làm mẫu của chính cơ quan văn hóa sẽ có tác động lan tỏa đến toàn xã hội trong việc xây dựng hành vi ứng xử của con người”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала