Chuyện gì đang xảy ra với Tân Sơn Nhất?

© Ảnh : Phạm NguyễnSân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyện sân bay Tân Sơn Nhất tắc từ trên trời xuống mặt đất đang khiến các nhà làm chính sách của Việt Nam đau đầu.

Vì sao Tân Sơn Nhất quá tải đến thế?

Phải khẳng định, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp bậc nhất Việt Nam. Tình trạng sân bay này liên tục bị tắc nghẽn từ trên trời xuống mặt đất thực sự là nỗi ám ảnh của nhân viên kiểm soát không lưu, các hãng hàng không và chính hành khách.

Theo số liệu thống kê, năm 2018, sân bay này đón tiếp và phục vụ 38,5 triệu hành khách, gấp 1,5 lần so với công suất thiết kế ban đầu là 25 triệu người mỗi năm.

sân bay Tân Sơn Nhất  - Sputnik Việt Nam
Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất thắt chặt an ninh cấp độ 1?

Tổng số lượt chuyến bay, cất, hạ cánh tại Tân Sơn Nhất trung bình đạt 700 chuyến/ngày. Năng lực thông qua đường cất hạ cánh đang điều điều phối 44 chuyến bay/ giờ, nghĩa là cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay vừa cất hoặc hạ cánh.

Với sản lượng hành khách vượt quá công suất thiết kế, cùng với đặc trưng thiết kế là cấu trúc của hệ thống đường lăn, sân đỗ và đường cất hạ cánh được bố trí sát nhau, sân bay Tân Sơn Nhất đã bị giới hạn năng lực khai thác và quá tải từ trên trời xuống dưới đất.

Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) trực thuộc Bộ GTVT đã đưa ra những lý giải, phân tích chi tiết về nguyên nhân vì sao Tân Sơn Nhất quá tải đến thế.

Theo đó, VATM cho biết: Việc theo mô hình xây dựng từ năm 1967, sân bày này hiện có 2 đường cất hạ cánh song song, được sử dụng theo chế độ khai thác phụ thuộc nhau. Khoảng cách giữa hai trục tim hai đường cất hạ cánh không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác độc lập theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nên chỉ cho phép duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng một thời điểm.

Trách nhiệm của Ban không lưu hết sức nặng nề. Vào những thời điểm lượng máy bay đến và đi ở Tân Sơn Nhất quá lớn, đơn vị này phải chủ động sắp xếp, điều tiết thứ tự cất, hạ cánh của từng chuyến bay sao cho hợp lý và hiệu quả, đảm bảo phân cách an toàn giữa các máy bay trên không cũng như dưới mặt đất.

“Trải qua nhiều đợt nâng cấp, mở rộng nhưng tính theo diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với thời kỳ năm 1975 do sự phát triển đô thị hóa. Diện tích có hạn và bị bao quanh bởi các khu vực dân cư đông đúc đã khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất khó có thể triển khai thực hiện các hạng mục cải tạo, mở rộng và nâng cấp lớn liên quan đến hạ tầng đường cất hạ cánh để đáp ứng được yêu cầu hoạt động bay ngày càng tăng cao”, Vietnam+/TTXVN dẫn lời đại diện VATM đánh giá.

Nguyên nhân tiếp theo khiến Tân Sơn Nhất đối diện với tình trạng quá tảu chính là cấu trúc đường lăn độc đạo, bến đỗ dạng xương cá. Thiết kế này khiến việc di chuyển ra vào của các máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại gặp khó khăn.

“Hình thức bố trí bến đỗ và đường lăn này dẫn đến việc cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu chỉ có thể cho phép duy nhất một luồng các máy bay đẩy lùi, lăn di chuyển từ bến đỗ ra đường cất hạ cánh cùng lúc để khởi hành. Hoặc ngược lại trong cùng thời điểm, luồng máy bay đi ngược chiều sẽ phải dừng chờ tại các ngã ba, ngã tư giữa các đường lăn. Đồng thời trường hợp máy bay chuẩn bị khởi hành từ các bến đỗ cũng có thể phải chờ tạm thời để các máy bay khác hoàn thành việc lăn ra, vào trên các đường lăn phía sau”, đại diện của VATM cho hay.

Ngoài ra, các đường lăn thoát ly cho máy bay hạ cánh được thiết kế trước năm 1975 hiện nay đã không còn phù hợp với các loại máy bay mới thường có kích thước và tải trọng lớn hơn.

Cận cảnh khu sân golf hoành tráng trong sân bay Tân Sơn Nhất như thách thức dư luận và các cơ quan chức năng. - Sputnik Việt Nam
Cách nào để giảm bớt gánh nặng cho Tân Sơn Nhất?

“Việc các máy bay thường xuyên gặp trì hoãn, chậm trễ trong quá trình đẩy lùi, di chuyển và xếp hàng để cất cánh trên mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là do năng lực bị giới hạn bởi mô hình cấu trúc cơ sở hạ tầng đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ không phù hợp với tình hình mới để đáp ứng được nhu cầu hoạt động bay ngày càng cao,” đại diện VATM khẳng định.

Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam cũng so sánh việc tắc nghẽn mặt đất của Tân Sơn Nhất cũng giống như tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn. Khi hai thành phố có quy hoạch cơ sở hạ tầng, đường xá có phần đã lỗi thời và cũ kỹ, không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

“Tình hình tăng trưởng hoạt động bay nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng quá tải từ trên trời cho đến đường cất hạ cánh, đường lăn, nhà ga và sân đỗ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại một số thời điểm, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý điều hành bay của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu,” đại diện VATM thừa nhận.

Giải pháp nào cứu Tân Sơn Nhất?

Theo đơn vị này, đối với các sân bay có mật độ lớn trên 200.000 chuyến/năm, hiện trên thế giới đều áp dụng mô hình thiết kế nhà ga hành khách ở giữa với các cặp đường cất hạ cánh song song khai thác độc lập nằm về hai phía, thuận lợi cho việc tối ưu hóa năng lực thông qua của sân bay. Đồng thời, đường lăn, sân đỗ cũng được bố trí linh hoạt, không tạo ra các luồng máy bay di chuyển ngược chiều, xung đột nhau, cung cấp thêm nhiều lựa chọn lộ trình cho nhân viên kiểm soát không lưu cũng như tổ lái.

VATM đánh giá, việc ùn ứ trên không chính là hệ quả của cả quá trình tắc nghẽn dưới mặt đất.

sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT không giao cho tư nhân làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Vì hệ thống đường cất hạ cánh còn giới hạn về năng lực thông quan, Ban Kiểm soát không lưu phải liên tục trì hoãn, kéo dài thời gian của máy bay trên không khi có quá nhiều lượt đến và đi là điều dễ hiểu:

“Những biện pháp như yêu cầu máy bay bay vòng chờ tại chỗ, bay theo mạch phương thức zic zắc hình chữ U và hình vòng cung để có thể sắp xếp, đảm bảo thứ tự tiếp cận, hạ cánh của luồng hoạt động bay đến là cần thiết.”, Zing trích lời VATM cho biết.

Theo cơ quan này, đây cũng là biện pháp thông dụng nhất để điều hành bay được các nước trên thế giới áp dụng. Ngoài ra, vùng trời Tân Sơn Nhất cũng thường xuyên bị quá tải và chịu ảnh hưởng của khí hậu thiên nhiên cũng như các hoạt động bay quân sự.

VATM khẳng định để giải quyết vấn đề này phải sử dụng một cách tối ưu các năng lực hiện có như giảm tiêu chuẩn phân cách, giảm trị số giãn cách giữa các máy bay hạ cánh và giữa máy bay hạ cánh với máy bay cất cánh, từ đó nâng cao được năng lực thông qua của vùng trời tiếp cận cũng như của đường cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Đồng thời, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam từ ngày 10/10/2019 sẽ triển khai hệ thống các phương thức bay đi, đến, tiếp cận mới được tối ưu hóa. Cơ quan quản lý cũng sẽ xem xét phương án phân chia khu kiểm soát mặt đất tại cảng hàng không này từ ngày 7/11/2019.

Đây là những nỗ lực nhằm giảm tình trạng chậm trễ, trì hoãn tại sân bay Tân Sơn Nhất song song với việc xây dựng bổ sung các đường lăn song song mới với các đường lăn “độc đạo”; quy hoạch và sắp xếp lại vị trí các khu vực bến đỗ máy bay và đường lăn; đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3; đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала