"Tại một thời điểm, tất cả các quốc gia này, gần bên sự hiện diện của IS, sẽ phải chiến đấu chống lại nó", Tổng thống Mỹ nói. Trong số các nước này, có Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Afghanistan, Pakistan, và Ấn Độ", - ông Trump nói thêm.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết, theo ý kiến của mình, Hoa Kỳ đã loại bỏ 100% cái gọi là haliphate, mà IS tạo ra. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không hoàn thành với nhiệm vụ chính mà họ phải đối mặt ở Afghanistan, để lại hậu quả phải giải quyết sau 18 năm hiện diện ở nước này cho các nước láng giềng, cũng như các quốc gia có kinh nghiệm thành công trong việc chống lại IS?
Andrei Sushentsov, giám đốc chương trình của Câu lạc bộ Valdai, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế MGIMO, cho rằng việc đè bẹp sự kháng cự của Taliban ở một quốc gia có địa lý, có mật độ dân số như vậy, là không thể thực hiện nếu không chiếm đóng toàn bộ đất nước. Hoa Kỳ sẽ cần phân bổ các nguồn lực lớn gấp mười lần so với chi phí ở thời kỳ đỉnh điểm mà họ quan tâm tới Afghanistan.
Chuyên gia tin rằng trong khoảng 10 năm, nhiệm vụ của Mỹ là tạo ra các điều kiện cho phép họ rút quân khỏi đất nước, mà trông không giống như một thất bại cho quân đội Mỹ.
"Đánh giá bằng thực tế, chủ đề này có thể đã trở nên tích cực hơn, các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ với Taliban đã đạt đến điểm mang tính xây dựng khi Mỹ có niềm tin hợp lý rằng việc rút quân của họ sẽ không dẫn đến sự sụp đổ thảm khốc của cấu trúc quyền lực được tạo ra ở Afghanistan với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ".
Theo ông, Hoa Kỳ có thể cho phép mình tiếp tục hiện diện ở Afghanistan, duy trì ở mức tối thiểu, tiếp tục tài trợ cho các lực lượng an ninh Afghanistan và rót tài chính vào ngân sách đất nước. Tuy nhiên, họ tin rằng bây giờ điều này không có tầm quan trọng chiến lược, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khi việc rút quân sẽ dẫn đến sự sụp đổ an ninh trong nước và khu vực.
Ahmad Saeedi, chuyên gia Afghanistan về chính trị quốc tế, nói với Sputnik cho hay ông Trump không có bất kỳ đường lối chính trị hay chiến lược nào đối với Afghanistan và thế giới, ông đang cố gắng đổ lỗi và trách nhiệm cho quốc gia khác về sự thất bại chính sách của mình ở Afghanistan.
"Ông ta là như người như thế - hôm nay nói một điều, ngày mai - một điều khác. Tất cả các tuyên bố của ông không có bất kỳ ảnh hưởng nào”.
Saeedi lưu ý Trump không có tầm nhìn xa trong chính sách đối ngoại của Mỹ: "Vì vậy giới tinh hoa chính trị ở hậu trường Mỹ muốn đưa "Taliban" không phải là vấn đề của Mỹ hay Afghanistan, mà là của toàn thế giới. Đó là Hoa Kỳ muốn nói vấn đề ở Afghanistan có bản chất toàn cầu, và sự thất bại trong quá trình đàm phán ở Afghanistan không chỉ do lỗi của Hoa Kỳ, mà còn của các quốc gia khác. Sau khi đàm phán với Taliban, Hoa Kỳ đang chuẩn bị một kịch bản mới, do IS đóng vai chính. Tuy nhiên, họ không đề cập đến hàng chục nhóm khủng bố khác, như Al-Qaeda, Lashkar-e-Taiba, Jaish-e-Mohammed".