Nuon Chea bị cáo buộc tội ác chống lại loài người, mà ông ta đã phủ nhận tội lỗi của mình. Cái chết của Nuon Chea đã gây ra một làn sóng tin tức trên các phương tiện truyền thông của khu vực châu Á, Piotr Tsvetov, nhà phân tích của Sputnik, viết trong bài báo của mình.
"Anh hai", chân dung của ông ta như thế nào?
Nuon Chea chết ở tuổi 93. Năm 1960, ông cùng với Pol Pot, đứng trước sự kiện Đảng Cộng sản Campuchia biến đổi thành một đảng Maoist. Trong hệ thống phân cấp đảng, ông ta chiếm vị trí thứ hai, đó là lý do tại sao Nuon Chea nhận được biệt danh "Anh Hai". Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia, Nuon Chea đã giữ chức Chủ tịch Quốc hội Campuchia Dân chủ. Tại phiên tòa, ông ta đã cố gắng thể hiện mình là một người chuyên phụ trách các vấn đè về tư tưởng, giáo dục và văn hóa ở Campuchia Dân chủ.
“Tôi đã được chỉ đạo giáo dục để mọi người chấm dứt chủ nghĩa cá nhân”, ông nói với quan tòa. Tất cả các phương pháp sư phạm của ông là cuộc chiến chống lại tài sản tư nhân, tham nhũng, buộc mọi người phải từ bỏ mọi thứ cá nhân. Một người Khmer tốt nên tập trung vào những gì sẽ có lợi cho tập thể,- các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ tin tưởng như vậy.
Toà án " khó khăn" hứng chịu chỉ trích
Vụ án Nuon Chea và những kẻ thủ lĩnh Khmer Đỏ khác - Khieu Samphan, Ieng Sari, Ieng Tirith - đang được cơ quan tư pháp quốc tế gọi là Toà án Khmer Đỏ (Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia (viết tắt tiếng Anh là ECCC) thụ án. Tòa án này bắt đầu công việc vào năm 2006. Từ đây có thể thấy nhược điểm đầu tiên trong công việc của toà án - tốc độ cực chậm. Ba bị cáo đã chết trong những năm qua - Ieng Sari, Ieng Tirith, Nuon Chea. Từ đây nảy sinh vấn đề tiếp theo: Nuon Chea đã kháng cáo và chết, liệu tòa án có tiếp tục xem xét vụ án của ông ta nữa không? Hay ông ta đã đi đến một thế giới khác mà không bị kết án về tội ác đẫm máu của mình?
Nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, những người sống sót trong “máy xay thịt đẫm máu” này và mất đi những người thân và gần gũi của mình, muốn những tên tội phạm bị trừng phạt nghiêm khắc, và nhà nước sẽ trả một số tiền bồi thường nào đó cho các nạn nhân của tội ác tàn bạo của Pol Pot, Nuon Chea và những kẻ khác. Hiện giờ chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này.
“Tiếng vọng quốc tế” về tội diệt chủng ở Campuchia
Một số chính trị gia ở phương Tây không muốn gọi những tội ác mà nhóm thủ lĩnh Khmer Đỏ thực hiện ở Campuchia là tội diệt chủng. Bởi vì trong một thập kỷ, sau khi Pol Pot và chính phủ của ông bị lật đổ và trục xuất khỏi Phnom Penh vào năm 1979, các nước phương Tây đã ủng hộ Khmer Đỏ bằng con đường ngoại giao trong cuộc chiến chống lại quân đội Việt Nam, những người đã cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn tuyệt chủng. Và tại Liên Hợp Quốc, vị trí của Campuchia đã được trao cho bọn Polpot.
Và một yếu tố bên ngoài nữa khiến chúng ta nhớ lại phiên tòa xét xử Nuon Chea và bọn Polpot khác. Ai đã truyền cảm hứng cho họ về mặt tư tưởng, ai đã giúp họ xây dựng chủ nghĩa xã hội giả hiệu? Rõ ràng, hệ tư tưởng và chính sách của Khmer Đỏ dựa trên ý tưởng của Mao Trạch Đông, và sau khi ông qua đời, Đặng Tiểu Bình đã hỗ trợ họ rất nhiều. Mặc dù ngày nay , Mao và Đặng không bị chỉ trích ở Trung Quốc, hơn nữa, họ được liệt kê trong hàng ngũ những giáo viên vĩ đại của nhân dân Trung Quốc trong các tài liệu của ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc và không phải người Trung Quốc cũng biết rằng sự sống của con người đối với hai chính trị gia này chỉ là “con bài mặc cả” để đạt được mục tiêu của riêng họ. Đây chính là con đường Nuon Chea đi theo.