Toà án được thành lập với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, và các thủ tục tố tụng được tiến hành bởi cả người Khmer, được chính phủ Campuchia chuẩn duyệt, cũng như những người nước ngoài được LHQ phê chuẩn, cùng với một số thẩm phán, công tố viên và luật sư bào chữa. Trong số đó, có cả các luật sư đến từ Úc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Ba Lan.
Việc tòa án chỉ bắt đầu 30 năm sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở bằng chứng,- bà Nadezhda Bektimirova, chuyên gia hàng đầu của Nga về Campuchia, giáo sư Viện các nước Á —Phi thuộc Đại học quốc gia Moskva lưu ý.
Lời khai của các nhân chứng, cựu nạn nhân của tội ác Khmer Đỏ đã trong độ tuổi già, thường là những người không khỏe mạnh với trí nhớ bị suy giảm, thường bị nhầm lẫn trong lời khai của họ. Công tố đã sử dụng rộng rãi các bằng chứng miệng thu thập được vào những năm 1990 tại các trại tị nạn Campuchia ở biên giới với Thái Lan. Tuy nhiên, tòa án cho rằng đây là những bằng chứng gián tiếp, vì không được đưa ra sau tuyên thệ. Hơn nữa, tòa án thực tế không thể tìm thấy các tài liệu trực tiếp chứng tỏ tội lỗi của các bị cáo. Bởi vì khi quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia giải cứu đất nước, Khmer Đỏ đã đốt hầu hết các tài liệu của chúng. Nhưng ngay cả những tài liệu còn sót lại, ngay cả khi được tòa án công nhận là xác thực, cũng không thể xác định rõ ràng. Không một tài liệu nào có chữ ký thật của một lãnh đạo cụ thể. Tất cả đều được ký bởi mã «Angka Ly» của đảng, hoặc «Văn phòng 870», bởi Ban Thư ký của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Pol Pot Campuchia. Còn «người nhận» là các cấu trúc cơ quan được mã hóa bằng số.
Năm 2012, tòa án kết án Dot tù chung thân. Năm 2014, bản án tương tự đã được thông qua đối với Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác diệt chủng chống lại loài người. Và vào cuối năm ngoái, cả hai bị cáo một lần nữa bị kết án chung thân theo cáo buộc khác: tội diệt chủng đối với người Việt và dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Campuchia.
Giáo sư Bektimirova tiếp tục: « Hai người này tuyên bố rằng không liên quan đến tội ác của Khmer Đỏ, rằng tất cả các tội ác là "dưới bàn tay" của người Việt Nam. Còn hành động của Khmer Đỏ được cho là nhằm bảo vệ đất nước khỏi «sự hấp thu» của Việt Nam. Cần lưu ý rằng một bộ phận nhất định của xã hội Campuchia cho đến nay vẫn chia sẻ ý kiến này. Tôi thấy ở đây thảm họa vĩnh viễn của người Khmer: mong muốn tìm ra kẻ thù bên ngoài và không có khả năng nhìn nhận khách quan về bản thân. Toà án đã đưa ra một bản án xác định: đã xảy ra một cuộc diệt chủng đối với người Việt Nam ở Campuchia trong thời kỳ Khmer Đỏ, và chính người Khmer đã gây ra nó.
Trong mười năm, như giáo sư Bektimirova lưu ý trong phần kết luận,- khoảng nửa triệu người Campuchia đã tham dự các phiên điều trần mở. Công việc của tòa án có tác dụng khai sáng rất lớn, đặc biệt, nó đã truyền tải cho thế hệ trẻ Campuchia hiện tại sự thật về chế độ tội phạm Khmer Đỏ. Các tài liệu và lời khai được xem xét bởi tòa án đã hình thành nên cơ sở của sách giáo khoa lịch sử đầu tiên trong trường học về nước Campuchia Dân chủ.
Đồng thời, theo các cuộc thăm dò dư luận, gần 70% người Campuchia coi tòa án là một công cụ để công bố thông tin về quá khứ. Chỉ có 15% số người được hỏi cho rằng tòa án là quan trọng như một công cụ trừng phạt. Và 40% những người tham gia khảo sát tin rằng cần phải cho những bị cáo đã già được sống nốt quãng đời còn lại.
Việc kết thúc công việc của tòa án quốc tế tại Phnom Penh được lên kế hoạch trong năm nay.