Theo ông, các hệ thống trí tuệ nhân tạo không nên tham gia vào việc kiểm soát vũ khí hạt nhân, vì các hệ thống này được kích hoạt theo các thông số và chỉ số nhất định. Trong một số tình huống, trí tuệ nhân tạo có thể coi các yếu tố không nguy hiểm là mối đe dọa, và đây là “triển vọng đáng báo động”.
Cụ thể, ví dụ được nêu ra là hệ thống “Perimetr” của Nga. Hệ thống này có thể ghi nhận một hiện tượng hoạt động địa chấn là vụ nổ hạt nhân, sau đó nó sẽ gửi yêu cầu tới trụ sở của quân đội, và nếu không nhận được phản hồi, nó có thể ra lệnh phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ngoài ra, ông Work nói thêm rằng, việc quân đội sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến hậu quả tai hại, ngay cả khi quân đội không tham gia trực tiếp vào việc quản lý vũ khí hạt nhân. Cụ thể, đó là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu tình báo, cũng như trong các hệ thống cảnh báo sớm.
"Hãy tưởng tượng rằng hệ thống trí tuệ nhân tạo trong trung tâm chỉ huy của các lực lượng Trung Quốc sau khi phân tích dữ liệu đưa ra kết luận rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị tấn công Trung Quốc và đề nghị thực hiện một cuộc tấn công phòng ngừa", - ông Work nói.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trí thông minh nhân tạo có thể có lợi cho quân đội, nhưng việc sử dụng nó cần được hạn chế, và không nên mở rộng sang lĩnh vực vũ khí hạt nhân.