Việt Nam cùng Mỹ và ASEAN tập trận chung, Trung Quốc có giật mình?

© Ảnh : Austal USATàu USS Montgomery (LCS 8).
Tàu USS Montgomery (LCS 8). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ Japan Times của Nhật Bản đã có bài bình luận về cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN. Việc Washington tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông khẳng định chính sách tự do hàng hải của Mỹ.

Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo đối với các yêu sách của Bắc Kinh?

Tập trận hàng hải ASEAN-Mỹ (AUMX) là thông điệp cho Trung Quốc?

Hoa Kỳ và 10 quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu triển khai cuộc tập trận hải quân chung vào ngày 2/9 ở cả các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông, khi Washington tăng cường các động thái cáo buộc Trung Quốc thực thi “chiến thuật bắt nạt” các nước láng giềng giao thương hàng hải.

8 tàu ​​chiến, 4 máy bay và hơn một nghìn quân nhân từ Hoa Kỳ và tất cả 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia vào đợt diễn tập đầu tiên trong lịch sử mang tên Tập trận hàng hải ASEAN-Mỹ (AUMX).

Chiến hạm săn ngầm lớp Pohang mang số hiệu 18 do Hàn Quốc trao tặng Hải quân Việt Nam, Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cử tàu chiến Hải quân tham gia diễn tập hàng hải ASEAN-Mỹ
Đợt diễn tập hàng hải kéo dài năm ngày, bắt đầu tại căn cứ hải quân Sattahip ở Thái Lan và kết thúc ở Singapore. Hoạt động quân sự này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt là những diễn biến liên quan đến Biển Đông thời gian gần đây.

Phát biểu tại lễ khai mạc AUMX hôm thứ Hai, Chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ, Kenneth Whitesell, tuyên bố cuộc tập trận đa phương này thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, điều Washington đã thúc đẩy để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á, bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Chuẩn Đô đốc Whitesell khẳng định: “Chúng tôi là một nhóm mạnh mẽ với các đồng minh và đối tác hợp tác hướng tới duy trì an ninh và sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Không có tín hiệu nào tốt hơn thể hiện mong muốn của chúng tôi về duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở là sự đa dạng mạnh mẽ của các hoạt động hải quân Hoa Kỳ trong khu vực này”, Bangkok Post dẫn lời cho biết.

Theo Japan Times, căng thẳng Biển Đông nhiều khả năng sẽ được các quốc gia ASEAN tự cân bằng, một số trong số các nước này đã có cách tiếp cận ôn hòa hơn trong thỏa thuận với Bắc Kinh.

Trung Quốc và ASEAN cũng từng tổ chức cuộc tập trận hàng hải chung tương tự - lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2018.

Hải quân Hoa Kỳ tiếp nhận hàng không mẫu hạm đắt giá nhất thế giới làm vũ khí (USS Gerald R. Ford) - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Mỹ và ASEAN sẽ được tổ chức tại Việt Nam
Tuyên bố do Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ phát đi cho biết: “Dưới sự đồng chỉ đạo của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Thái Lan, AUMX sẽ bao gồm các hoạt động tiền ra khơi ở Thái Lan, Singapore và Brunei, sau đó sẽ tiến hành diễn tập trên vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á, bao gồm Vịnh Thái Lan và Biển Đông. Chương trình diễn tập sẽ kết thúc tại Singapore”.

“Hải quân Hoa Kỳ cùng với các đối tác và đồng minh của chúng tôi từ lâu đã hiểu rõ giá trị của việc hợp tác cùng nhau. AUMX chính là yếu tố giúp xây dựng an ninh hàng hải dựa trên sức mạnh của ASEAN, sức mạnh liên kết hải quân các nước Đông Nam Á và Mỹ, khẳng định quan điểm nhất quán của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 73, người phụ trách giám sát hợp tác an ninh của Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Nam Á khẳng định.

Ngoài Thái Lan và Hoa Kỳ, còn có sự hiện diện của lực lượng Hải quân các quốc gia như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Phía Mỹ gửi các lực lượng tham gia đợt diễn tập hàng hải lần này gồm có tàu chiến ven biển USS Montgomery (LCS 8), tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG 108), 3 máy bay trực thăng MH-60, 1 máy bay trinh sát P-8 Poseidon và lực lượng thuộc Liên đội tàu khu trục 7 (DESRON 7) và Lực lượng đặc nhiệm 73 (CTF 73).

Trung Quốc đối mặt với áp lực quốc tế

Japan Times khẳng định, lâu nay, Trung Quốc luôn đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải có ý nghĩa chiến lược trên trường quốc tế, vô cùng quan trọng cả về giá trị kinh tế lẫn yếu tố địa chính trị. Dù cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn không ngừng tiến hành các hoạt động quân sự hóa, cải tạo, xây dựng thêm các thực thể mới, bồi lấp các đảo nhân tạo, và đưa nhiều vũ khí, trang thiết bị tiến hành triển khai trên những vùng biển tranh chấp này.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ ủng hộ các nước ASEAN khiến Trung Quốc càng không khoan nhượng
Cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đều không có yêu sách chủ quyền ở vùng biển này, nhưng hai nước đồng minh thường xuyên tái khẳng định cam kết của mình duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng biển khi liên tục điều động tàu chiến tới Biển Đông để tuần tra và đảm bảo tự do hàng hải. Những động thái chính trị, quân sự của Mỹ cũng như sự hiệp đồng giữa Mỹ và ASEAN nhằm lên án “thái độ coi thường luật pháp quốc tế” và sự hung hăng cùng âm mưu bành trướng của Bắc Kinh. Đó là những thông điệp mạnh mẽ, thách thức không nhỏ chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Phó Đô đốc Phil Sawyer, Chỉ huy Hạm đội 7 của Quân đội Hoa Kỳ đóng tại căn cứ Hải quân Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản lưu ý rằng: “Các thủy thủy Mỹ đã có những chuyến hải trình cùng nhau trong các đợt diễn tập trong suốt cả năm và chúng tôi đã duy trì hoạt động đó trong nhiều thập kỷ”. Đồng thời, ông bày tỏ sự phấn khích và tin tưởng vào thành công của cuộc tập trận hàng hải ASEAN-Mỹ (AUMX).

“AUMX tạo điểm hội tụ mới trong quan hệ đa phương để cùng nhau thực hiện các ưu tiên an ninh hàng hải chung trong khu vực. AUMX thúc đẩy các cam kết chung đối với quan hệ đối tác trên biển, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á”, ông Phil Sawyer nói.

Japan Times không ngần ngại đề cập thực tế rằng, đợt diễn tập hàng hải chung quy mô này là động thái đáng chú ý của các bên sau khi nhóm tàu khảo sát của Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hồi tháng trước đã mở rộng hoạt động đến khu vực gần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo dữ liệu trên chuyên trang theo dõi tàu.

Two F/A-18 Super Hornets and two Royal Malaysian Air Force Mig 29 Fulcrum fly in formation above aircraft carrier USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Mỹ - Việt Nam "đang làm việc về chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay"
Cả Mỹ và Australia đều đồng loạt lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về các hành động gây bất ổn khu vực của Bắc Kinh trên Biển Đông.

“Trung Quốc sẽ không chiếm được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế nếu cứ duy trì các chiến thuật bắt nạt, o ép của mình”, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ trích thẳng thắn Bắc Kinh trong tuyên bố mới đưa ra cách đây không lâu.

Cụ thể, ngày 26/8 (theo giờ địa phương), Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra tuyên bố lên án hành động đi ngược lại các tuyên bố của Bắc Kinh và luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi liên tục gây áp lực và can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí mà Việt Nam đang tiến hành trên Biển Đông ngoài khơi, vùng biển thuộc chủ quyền của Hà Nội.

“Trung Quốc đang ngang nhiên can thiệp với loạt hành động mang tính chèn ép nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông”, Lầu Năm Góc lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc đồng thời cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “chiến thuật bắt nạt” nước láng giềng.

Washington đã tăng cường các hoạt động quân sự trên Biển Đông trong những ngày gần đây khi quyết định gửi một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer hôm thứ Tư tiến gần hai đảo nhỏ do Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng các thực thể nhân tạo ngầm dưới nước trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đáng chú ý, cả hai hòn đảo khu vực Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Vành Khăn (Mischief Reefs) thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng hiện Bắc Kinh đã triển khai sân bay quân sự và trang thiết bị vũ khí mạnh khác, theo JT.

Bắc Kinh lên án hành động của Washington là phớt lờ các quy định và luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu Mỹ ngừng khiêu khích:

“Một số nước đang bóp méo tình hình, đẩy tăng leo thang căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc phản đối chuyện này”, - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ khẳng định.

“Thứ ba tuần trước, Mỹ cũng đã gửi hai máy bay ném bom hạng nặng B-52 và hai tiêm kích chiến đấu F-15C từ căn cứ không quân Andersen trên phạm vi đảo Guam để huấn luyện ở vùng lân cận trên Biển Đông và ngoài khơi Nhật Bản”, Phát ngôn viên của lực lượng hàng không Hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương phát biểu với Japan Times khẳng định.

Tàu hộ vệ săn ngầm Việt Nam tham dự cuộc tập trận

Hải quân Việt Nam ngày 1/9 đã cử tàu hộ vệ săn ngầm số 18 và đoàn công tác tham dự đợt diễn tập hàng hải ASEAN- Mỹ.

Biển Đông  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông sau một tháng biến động
Việc cử Tàu 18 cùng đoàn công tác của Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia đợt diễn tập hàng hải lần này thể hiện chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, khẳng định đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tích cực chủ động hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động quân sự chung diễn tập nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, tăng cường an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông.

Các thủy thủ thuộc lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện các nhiệm vụ: Chụp ảnh đội hình từ trên không (PHOTOEX), lên tàu nghi vấn kiểm tra (VBSS) và Khu vực hành trình ban đêm. Ngoài ra, trong đợt công tác lần này, tàu số 18 sẽ tiến hành tuần tra vùng biển phía Nam, huấn luyện đi biển đường dài, kiểm tra tình trạng vũ khí, trang bị, nhằm nâng cao khả năng chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp trên biển giữa cán bộ kíp tàu, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao khả năng phối hợp tác chiến với hải quân các nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала