Phía sau việc Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP là gì?

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNĐóng gói sản phẩm sợi DTY tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ
Đóng gói sản phẩm sợi DTY tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam tiến hành đánh giá lại quy mô GDP, theo đó nền kinh tế đã vượt ngưỡng 300 tỷ USD. Đây là điều đáng mừng hay đáng lo?

Quy mô GDP Việt Nam vượt 300 tỷ USD

Tổng Cục thống kê đã tiến hành đánh giá lại quy mô GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2010-2017.

Theo kết quả đánh giá được công bố, quy mô GDP bình quân giai đoạn này tăng thêm 25,4%/ năm so với các số liệu trước đó. Tổng quy mô nền kinh tế cũng tăng lên 275 tỷ USD thay vì 220 tỷ USD như năm 2017.

Tính cả tốc độ tăng trưởng năm 2018 và tính đến nửa đầu năm 2019, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt ngưỡng 300 tỷ USD. GDP bình quân đầu người nhờ đó tăng lên ngưỡng 3000 USD, thay vì 2.590 USD.

"Hiện Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP, đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đánh giá lại quy mô GDP được thực hiện theo phương pháp sản xuất, vì vậy không phải là cách tính mới", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguyên Bích Lâm khẳng định.

Đông đảo các tầng lớp nhân dân đổ về khu phố đi bộ.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045?
Theo ông Lâm, khi tiến hành đánh giá lại quy mô của nền kinh tế đã bổ sung thêm 76 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ.

Theo người đứng đầu Tổng Cục thống kê, đánh giá lại GDP là phản ánh xác thực lại quy mô, năng lực nền kinh tế. Theo đó, tạo ra mức đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, tác động đến định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong những giai đoạn tiếp theo.

Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao”, ông Nguyên Bích Lâm cho biết.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, khi GDP được tính toán chính xác cho phép các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô một cách xác thực hơn, phản ánh đúng và rõ ràng chất lượng tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguyên Bích Lâm khẳng định việc đánh giá lại quy mô GDP không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 và chiến lực phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.

May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP?
Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, có 3 phương pháp hiện vẫn được sử dụng để biên soạn chỉ tiêu thống kê Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đó là các phương pháp sản xuất, sử dụng và thu nhập. Tổng cục Thống kê Việt Nam sử dụng cả 3 phương pháp này. Sau mỗi quý, ngành Thống kê dùng phương pháp sản xuất và phương pháp sản xuất. Sau mỗi 5 năm, cơ quan dùng phương pháp thu nhập.

Lãnh đạo Tổng Cục thống kê khẳng định, những phương pháp này đều do cơ quan Thống kê của Liên hiệp quốc khuyến nghị, có nguồn thông tin phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, hoàn toàn không có sự thay đổi về phương pháp tính.

Về phạm vi đánh giá lại quy mô GDP, ông Lâm cho biết chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

Đừng vội mừng, lợi bất cập hại

Khác với những quan điểm tích cực của Tổng Cục Thống kê , các chuyên gia kinh tế lại tỏ ra hết sức lo ngại khi nhận định về vấn đề này.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính) cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại GDP là cần thiết. Một dấu hiệu rất tích cực chính là Chính phủ và Nhà nước đã có cái nhìn khác, công nhận kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, tự cung tự cấp. Việc đánh giá lại quy mô nền kinh tê này làm thay đổi vị thế, vai trò của các thành phần kinh tế trong cơ cấu GDP.

Từ một nhà máy năm 2010, đến nay, Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường đã có 3 nhà máy chế biến chè. - Sputnik Việt Nam
Vì sao kinh tế Việt Nam là ‘ngoại lệ’?
Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lo ngại, con số tăng trưởng chỉ mang tính chất hình thức. Vì sao? Theo phân tích của vị chuyên gia, khi quy mô nền kinh tế được đánh giá lại, nợ công hiện sẽ giảm xuống từ 58,4% xuống còn chưa đến 50%. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm từ 46% xuống dưới 40%, đầu tư công trên GDP cũng giảm xuống 23-24% so với mức 30% của hiện tại. Trước thực trạng đó, chính phủ có thể vay nợ và bội chi nhiều hơn.

Ông nêu ví dụ, nếu trần nợ công là 50% GDP, nếu quy mô GDP là 200 tỷ USD, Chính phủ có thể vay nợ tối đa là 100 tỷ USD. Nhưng khi quy mô GDP là 300 tỷ USD, nợ vay có thể lên tối đa 150 tỷ USD. Điều này sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

“Nếu đạt được điều này, rất có thể chúng ta đang nới rộng hơn về dư địa chi tiêu và đầu tư, vay nợ. Việc chi tiêu, đầu tư nếu không hiệu quả sẽ mang lại gánh nặng lớn đối với nền kinh tế”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lo lắng.

Chia sẻ với truyền thông về vấn đề này, PGS. TS Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng của VEPR cho rằng những điều chỉnh như trên hoàn toàn không có ý nghĩa với hiện tại.

Ông bày tỏ: “Bản chất nền kinh tế đã diễn ra như thế nào thì sẽ vẫn như vậy. Tuy nhiên, những tác động đến tương lai mới là điều mà tôi lo ngại”.

Cùng đồng quan điểm với PGS Thịnh, chuyên gia kinh tế của VEPR nhấn mạnh các chỉ tiêu kinh tế neo vào GDP cũng sẽ có nhiều thay đổi tích cực. Dù vậy, quy mô GDP tăng lên, Việt Nam sẽ có khả năng nới rộng dư địa chi tiêu, đầu tư và vay nợ.

PGS. TS Phạm Thế Anh khuyến cáo, nếu Việt Nam tăng chi tiêu, tăng vay nợ nhưng lại sử dụng nguồn vốn và chiến lược phát triển kinh tế không phù hợp sẽ thành gánh nặng cho nền kinh tế.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Minda Việt Nam (khu công nghiệp Bình Xuyên) - Sputnik Việt Nam
Năng suất lao động Việt Nam quá thấp, thua xa các nước trong khu vực
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Cố vấn chủ tịch Hội đồng Quản trị - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận định, việc đánh giá lại nền kinh tế cần đi kèm với điều chỉnh các giới hạn chỉ tiêu căn cứ theo GDP. Ông lưu ý, nếu quy mô kinh tế tăng tới 25,4% mà không điều chính các giới hạn, con số tuyệt đối có thể gia tăng rất nhanh. Do đó, Quốc Hội và Chính phủ cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý các chỉ tiêu để mức trần tính theo số tuyệt đối có thể tăng nhưng không gây ra sự mất cân bằng.

Một chuyên gia kinh tế của Việt Nam thể hiện sự lo lắng:

“Việc GDP tăng lên sẽ giúp người dân yên lòng khi các con số nợ công, nợ ngân sách giảm xuống. Tuy nhiên, trên thực tế, gánh nợ không giảm đi. Do đó, nếu Việt Nam căn cứ vào những số liệu hết sức lạc quan này thì sẽ làm quên đi việc quan trọng nhất là nâng cao năng suất, phát triển kinh tế hiệu quả”.

Nhà kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đồng quan điểm với các chuyên gia trên. Ông cho rằng GDP mới có tăng trưởng đột biến, theo đó, kéo theo sự lạc quan quá đà cho nền kinh tế, bởi những con số này đẹp hơn, nhưng chưa chắc đã tốt hơn  do không phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Điều này tác động lớn đến các chiến lược phát triển lâu dài.

Trong đó, quan trọng nhất là đối với người dân thì việc điều chỉnh GDP gần như không có ý nghĩa gì.

“Người dân đang có gì thì vẫn có như vậy, giờ người dân chỉ thêm cái lo lắng là Chính phủ có dùng GDP mới để tăng vay nợ hay thu thuế thêm hay không thôi. Họ chỉ có thêm mối lo chứ cơm áo gạo tiền thì vẫn thế”, ông Hiếu thẳng thắn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала