Đến Hồng Kông với người biểu tình hay sang Trung Quốc thăm ông Tập?
Theo ấn phẩm, nói cách khác, điều này có nghĩa là Merkel sẽ không đến Hồng Kông và sẽ không gặp gỡ các nhà lãnh đạo của phong trào phản kháng địa phương. Thay vào đó, bà đã lên lịch các cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Hy vọng vào bà Merkel
Trước đó, các nhà lãnh đạo của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông (bao gồm Joshua Wong, 22 tuổi) đã viết cho Merkel một bức thư ngỏ kêu gọi giúp đỡ, Bild nhớ lại. Ngoài ra, họ đã yêu cầu thủ tướng tổ chức một cuộc gặp mặt. Theo Stefan Seibert, bà Merkel đã “ghi nhận” những yêu cầu của họ. Ông cũng nói thêm rằng cuộc xung đột ở Hồng Kông cần được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp.
Theo nghị sĩ Quốc hội Đức, đại diện đảng Dân chủ Tự do, ông Bijan Jir-Sarai, thời gian lựa chọn cho chuyến thăm của bà Merkel là không phù hợp, và thủ tướng nên thay đổi lịch hoặc thậm chí hủy chuyến đi.
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông
Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông bắt đầu vào tháng 6 do việc xem xét sửa đổi luật về dẫn độ, nếu được phê chuẩn, sẽ cho phép Hồng Kông dẫn độ các nghi phạm đến các khu vực pháp lý không có thỏa thuận dẫn độ, bao gồm cả Đài Loan, Macao và Trung Quốc đại lục.
Chính phủ Hồng Kông đã nhượng bộ, tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc xem xét sửa đổi luật. Người đứng đầu chính quyền, bà Carrie Lam, đã đưa ra lời xin lỗi công khai về để xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên những người phản đối dự luật không hài lòng và yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn, đưa ra tối hậu thư cho chính quyền và không được đáp ứng, do đó các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra.