Tuy nhiên, đôi khi có những trường hợp phát minh xảy ra trong tình huống bất ngờ: nhà khoa học hoặc một người bình thường đơn giản có những khám phá quan trọng khá tình cờ.
Sputnik nói về 6 khám phá được thực hiện mà không chủ định trước.
1. Máy tạo nhịp tim
Một nhà khoa học tên là Greetbatch đã phát minh ra một thiết bị cứu sống hàng triệu người, hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhà khoa học tiến hành công việc với một thiết bị giúp ghi lại nhịp tim của người.
Năm 1956, khi ông làm việc trong phòng thí nghiệm tại Đại học Buffalo, ông nối nhầm điện trở.
Các xung điện được tạo ra bởi điện trở rất giống nhịp đập của trái tim con người.
Nhận ra điều này có triển vọng hứa hẹn như thế nào, ông bắt đầu nghiên cứu làm cho thiết bị của mình trở thành nhỏ nhất, để có thể đặt nằm gọn trong cơ thể con người.
— The Royal Melbourne Hospital (@TheRMH) May 31, 2017
Năm 1958, một thiết bị nhỏ lần đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể chó.
Greatbatch sau đó đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình, đây là một bước quan trọng đối với việc kéo dài tuổi thọ của nhiều người.
2. Mảnh vảy ngô
Lịch sử của mảnh vảy ngô (Cornflakes) làm từ bột ngô nướng có từ thế kỷ 19. Chủ sở hữu nhà điều dưỡng Battle Creek ở Michigan, tiến sĩ Kellogg và anh trai Will Keith Kellogg, đang chuẩn bị một món bột ngô, nhưng họ cần phải rời đi vì nhu cầu cấp thiết của nhà khách.
— Danie G (@BrookG_03) February 27, 2015
Khi trở về, họ thấy rằng số bột ngô đã sắp hỏng, nhưng vẫn quyết định nhồi bột ngô, tuy nhiên đám bột vón cục và biển thành những mảnh bột nhỏ. Tuyệt vọng, hai anh em chiên những mảnh bột trông giống vảy cá này, và thật bất ngờ, một số mảnh phồng lên như bỏng ngô, một số trở thành những mảnh cốm nhỏ giòn với vị dễ chịu.
Sau đó, những mảnh bột ngô này được cung cấp cho bệnh nhân của bác sĩ Kellogg như một món ăn mới, được ăn cùng với sữa, kẹo dẻo và trở nên rất phổ biến.
Bằng cách thêm đường vào, Will Keith Kellogg đã làm cho hương vị của chúng dễ chấp nhận hơn với nhiều đối tượng.
Như thế vào năm 1894, bằng sáng chế cho món vảy ngô độc đáo đã được cấp cho bác sĩ Mỹ John Harvey Kellogg. Năm 1906, Kellogg bắt đầu sản xuất hàng loạt loại thực phẩm mới và thành lập công ty riêng.
— Ronak kothari 🇮🇳 (@ronakbkothari) February 19, 2019
3. Lò vi sóng
Rất ngạc nhiên, lò vi sóng được phát minh gần như tình cờ. Câu chuyện nhà phát minh kỹ sư Percy Spencer đã thực hiện khám phá vĩ đại của mình ra sao đã trở thành truyền thuyết.
Một số nguồn tin cho rằng, khi đi qua một máy phát cao tần đang hoạt động, ông cảm thấy như dường như mấy cái kẹo đang tan chảy trong túi. Theo một phiên bản khác, Spencer đã làm nóng chiếc bánh sandwich trên máy phát cao tần. Dù sao chăng nữa, không một ai trước đó có ý tưởng sử dụng bức xạ vi sóng để nấu ăn.
Chính vào thời điểm làm việc tại Raytheon vào những năm 1940, Spencer đã có một phát minh nổi tiếng, mặc dù những thành tựu trước đây đã làm ông được biết đến rộng rãi, kể cả trên thế giới.
Bằng sáng chế về vi sóng đã được cấp vào năm 1946, và lò vi sóng đầu tiên mang tên Radarange ra đời vào năm 1947.
Khi đó chúng rất cồng kềnh - gần bằng chiều cao của người, nặng hơn 300 kg, rất khác so với những lò vi sóng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Và giá cũng cao - khoảng 3000 đô la.
Chỉ trong những năm 1960, việc sản xuất hang loạt lò vi sóng dân dụng được thực hiện, giá cả phải chăng (khoảng $500) và kích thước tương đối nhỏ.
4. Sợi tổng hợp Kevlar
Kevlar là sợi tổng hợp được công ty DuPont sản xuất , có độ bền rất cao. Kevlar lần đầu tiên có được do nhóm của Stephanie Kwolek - nhà hóa học người Mỹ làm việc tại DuPont vào năm 1964, công nghệ sản xuất được phát triển vào năm 1965, từ đầu những năm 1970 bắt đầu sản xuất công nghiệp.
Các tính chất cơ học của vật liệu làm cho nó phù hợp để sản xuất các thiết bị bảo vệ cá nhân - áo giáp và mũ bảo hiểm.
Những nghiên cứu trong nửa cuối thập niên 1970 cho thấy sợi Kevlar-29 và các chế phẩm tiếp theo khi được sử dụng ở dạng sợi vải và nhựa đa lớp, sẽ có sự kết hợp tốt nhất giữa tốc độ hấp thụ năng lượng và thời gian tương tác với đầu đạn, do đó cho phép bảo vệ tốt khi chống đạn và chống phân mảnh.
Đây là một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của sợi Kevlar.
Khi làm việc tại DuPont, Stephanie Kwolek đã phát minh ra Kevlar. Năm 1964, trước sự thiếu hụt dầu mỏ, nhóm của bà bắt đầu tìm kiếm một loại sợi nhẹ nhưng chắc để sử dụng trong lốp xe.
Họ thu được loại sợi không giống như nylon, không giòn. Giám đốc phòng thí nghiệm hiểu tầm quan trọng của khám phá này, và lĩnh vực hóa học polymer mới mẻ này bắt đầu phát triển nhanh chóng. Đến năm 1971, đã thu được sợi Kevlar hiện đại.
5. Penicillin
Hàng trăm mạng người đã được cứu sống trong quá trình sử dụng kháng sinh trong y tế. Việc phát hiện ra penicillin giúp dễ dàng cứu người khỏi những căn bệnh được coi là không thể chữa được cho đến đầu thế kỷ 20.
Công lao trong việc phát minh ra penicillin thuộc về nhà khoa học Alexander Fleming. Ông là giáo sư trong phòng thí nghiệm St. Mary ở thành phố London. Chủ đề chính trong hoạt động khoa học của ông là nghiên cứu sự tăng trưởng và tính chất của staphylococci. Việc phát hiện ra penicillin hoàn toàn tình cờ.
Fleming không đặc biệt nổi tiếng về sự cẩn thận mà trái lại là khác. Một lần, khi để lại những chiếc cốc nuôi cấy vi khuẩn chưa rửa sạch trên bàn, vài ngày sau ông nhận thấy đã hình thành nấm mốc trong cốc.
Ông nhận thấy trong không gian xung quanh chiếc cốc, vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Fleming đặt tên cho chất được tiết ra từ nấm mốc - là penicillin.
Sau khi tiến hành một số lượng lớn các thí nghiệm, nhà khoa học đã bị thuyết phục rằng chất này có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
6. Khoai tây chiên lát mỏng (Potato chips)
Người ta tin rằng món khoai tây chiên lát mỏng đã được George Crum vô tình phát minh vào ngày 24 tháng 8 năm 1853, trong khu nghỉ mát Saratoga Springs, khi ông là đầu bếp của nhà hàng tại khách sạn Moon’s Lake Lodge. Theo truyền thuyết, một trong những món ăn đặc trưng của nhà hàng này là khoai tây chiên.
Một lần vào bữa tối, ông trùm đường sắt Cornelius Vanderbilt trả lại đĩa khoai tây chiên cho nhà bếp, phàn nàn nó "quá béo". Đầu bếp Krum, quyết định chơi khăm ông trùm, cắt khoai tây thành lát mỏng như tờ giấy đúng theo nghĩa đen và chiên trong dầu.
Nhưng món ăn đã được ông trùm và bạn bè thích thú. Công thức có biệt danh là "Saratoga Chips." Sau một thời gian, khoai tây chiên trở thành món ăn đặc trưng phổ biến nhất của nhà hàng.
Năm 1860, Krum mở nhà hàng của riêng mình (hoạt động cho đến năm 1890), trên mỗi bàn có một giỏ đựng khoai tây chiên lát mỏng. Nhà hàng nhanh chóng trở thành một địa điểm thời trang trong giới người Mỹ giàu có đến thăm khu nghỉ mát.
Krum không bán chip khoai tây mang theo, nhưng ngay sau khi đơn giản hóa công thức, món này bắt đầu được cung cấp ở hầu hết các nhà hàng.