Do các cuộc biểu tình rầm rộ, số lượng khách du lịch đến đây đã giảm 40% so với mức trung bình hàng năm, thư ký tài chính của đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc Paul Zhang cho biết.
Theo ông, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, cũng như những trở ngại đối với hoạt động của các sân bay và đường cao tốc, "đã làm xấu đi danh tiếng của Hồng Kông như một thành phố an toàn".
Vào tháng 5 năm 2003, lưu lượng khách du lịch ở Hồng Kông đã giảm 70% do sự bùng phát của dịch SARS, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân nơi đây, tờ báo lưu ý.
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông
Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông bắt đầu vào tháng 6 do việc xem xét sửa đổi luật về dẫn độ, nếu được phê chuẩn, sẽ cho phép Hồng Kông dẫn độ các nghi phạm đến các khu vực pháp lý không có thỏa thuận dẫn độ, bao gồm cả Đài Loan, Macao và Trung Quốc đại lục.
Chính phủ Hồng Kông đã nhượng bộ, tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc xem xét sửa đổi luật.
Người đứng đầu chính quyền, bà Carrie Lam, đã đưa ra lời xin lỗi công khai về để xảy ra tình trạng này.
Tuy nhiên những người phản đối dự luật không hài lòng và yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn, đưa ra tối hậu thư cho chính quyền và không được đáp ứng, do đó các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra.