Nâng tuổi về hưu: thế nào là hợp lý?

© Ảnh : fsHH/PixabayÔng già
Ông già - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vấn để tăng tuổi nghỉ hưu đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội cho Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Xác định mốc tuổi và lộ trình điều chỉnh tuổi hợp lý

Về cơ bản, tất cả đều thống nhất nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để ứng phó với vấn đề già hóa dân số và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chất lượng, mà còn đảm bảo quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, về lộ trình, cách thức như thế nào còn nhiều ý kiến khác nhau.

Một số Đại biểu còn băn khoăn về quy định nâng tuổi nghỉ hưu so với hiện hành và đề nghị làm rõ về việc quy định chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ, đồng thời cũng cho rằng việc quy định này sẽ dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau giữa “tuổi nghỉ hưu”“tuổi nghề”. Cơ quan thẩm tra dự thảo Bộ luật Lao động đề nghị, từ năm 2021, mỗi năm sẽ tăng 3 tháng tuổi hưu cho nam và 4 tháng cho nữ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết hội nghị trung ương 7 sẽ quyết định các nội dung cải cách lĩnh vực bảo hiểm xã hội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề xuất nâng tuổi hưu: Nam lên 62, nữ 60
Đến năm 2028 phương án cơ bản nâng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam lên độ tuổi 62 và năm 2035 lao động nữ sẽ nghỉ hưu lần đầu tiên ở độ tuổi 60. Đối với ngành nghề đặc biệt khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cơ quan soạn thảo đề nghị Chính phủ quy định người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Người lao động muốn được quyền nghỉ hưu sớm hơn

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với nữ lên 60 tuổi sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp tục cống hiến trí tuệ, sức lực của mình cho xã hội. Điều này đặc biệt phù hợp với các nhà khoa học nữ, cán bộ có trình độ cao.

Theo bà Vương Thị Hanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ, ở các ngành nghề khác nhau có những đặc thù khác nhau nên không thể cào bằng tăng tuổi nghỉ hưu.

Bà Trần Thị Hường, đại diện Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, cho biết, công nhân trong ngành nghề thủy sản nếu đứng 8 tiếng/ngày thì không thể làm đến tuổi 60 được. Nhiều công nhân trong công ty của bà không thể làm việc đến 55 tuổi mà đến 50 tuổi đã xin nghỉ hưu. Do đó, Dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về tuổi nghỉ hưu cho từng ngành nghề.

© Ảnh : Thế Duyệt – TTXVNĐồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Nâng tuổi về hưu: thế nào là hợp lý? - Sputnik Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, nếu chỉ quy định giảm tuổi hưu cho người lao động thuộc các lĩnh vực đặc biệt nặng nhọc và độc hại thì tuổi nghỉ hưu chung của đối tượng này giữ nguyên quy định tuổi nghỉ hưu như hiện tại là 55 tuổi.

Ngoài ra, bà Hà ủng hộ quan điểm có những ngành nghề không chỉ nghỉ hưu sớm 5 năm mà còn là 10 năm so với quy định.

Cần cải cách lại chính sách bảo hiểm việc làm 

Xung quanh việc tăng tuổi hưu, có nhiều ý kiến lo ngại về việc sức khỏe người lao động Việt Nam khó có thể bảo đảm làm việc tiếp khi tăng tuổi nghỉ hưu. Theo thứ trưởng Bộ Lao động, ông Doãn Mậu Diệp, trong lịch sử lao động ở các nước, không phải ai cũng có thể suốt đời làm một công việc và không hẳn người lao động không thể làm được đến tuổi 60, tuổi 62, mà quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ người lao động như thế nào để phát huy hết năng lực của họ. Theo đó, phải có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhất công tác nhân sự Đại hội Đảng XIII
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), đã từng kiến nghị:

“Theo tôi nên sửa đổi cơ chế chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng được phép lựa chọn hưởng linh hoạt để đảm bảo quyền lợi cho người lao động”.

Đồng thời, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, cho hay, Ban thẩm tra cũng đã nhận được một số ý kiến đề nghị tách quy định nghỉ hưu của đối tượng khối hành chính sự nghiệp sang luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức để quy định rõ ràng theo lộ trình. Còn khu vực quan hệ lao động hay còn gọi là khu vực sản xuất kinh doanh thì quy định theo bộ luật Lao động.

“Nếu theo phương án này, Quốc hội sẽ quy định nguyên tắc để Chính phủ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cải thiện lao động, có thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh theo lộ trình tăng chậm dần hơn, để tránh sốc cho thị trường lao động và tránh hiểu nhầm họ cũng tăng như công chức, viên chức”, ông Lợi nói.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu ý kiến.
Nâng tuổi về hưu: thế nào là hợp lý? - Sputnik Việt Nam
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu ý kiến.
Ngoài ra, ông đề nghị:

“Có thể chúng ta phải tính toán lại, thiết kế phương án để khu vực sản xuất, kinh doanh bỏ qua giai đoạn 2021-2026. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trực tiếp sẽ bắt đầu khi mà các điều kiện lao động đảm bảo hơn. Hoặc là đi theo cách như một số nước làm, mỗi năm tăng một tháng. Lộ trình chậm lại nhằm thay đổi điều kiện làm việc để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động khối sản xuất, kinh doanh”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала