Giáo viên lừa đảo chạy việc, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

© Ảnh : Thương hiệu và Công luậnĐọc lệnh khởi tố đối với Nguyễn Thị Kim Anh
Đọc lệnh khởi tố đối với Nguyễn Thị Kim Anh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới đây vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1978, trú tại Tổ dân phố Hưng Hòa, phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Hứa “lo lót” xin việc rồi chiếm đoạt tài sản

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, năm 2017, Nguyễn Thị Kim Anh là giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Anh biết có người quen là bà Võ Thị Liệu (SN 1965, trú phường Sông Trí), có con nộp đơn tham gia đợt thi tuyển công chức tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Tống Văn Trân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hoàn thành bài thi - Sputnik Việt Nam
Năm học mới: Ở Đà Nẵng không đủ giáo viên

Kim Anh đã tìm cách lừa đảo bằng cách gặp bà Liệu rồi hứa hẹn sẽ “chạy” việc cho con gái bà này thi đậu vào vị trí Văn phòng Thị ủy Kỳ Anh trong đợt tuyển công chức trên.

Theo lời bà Liệu, vì tin tưởng Kim Anh có thể xin việc cho con nên bà đã đưa hồ sơ của con gái mình cho nữ giáo viên và từ ngày 21/3 đến 24/3/2017 đã 2 lần giao cho Anh tổng số tiền 150 triệu đồng “tạm ứng”, làm chi phí xin việc ban đầu. Nhận tiền xong, Kim Anh hứa sau 2 tháng sẽ xin được việc, nếu không sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền.

Tuy nhiên, sau đợt thi tuyển, gia đình bà Liệu nghi ngờ bị lừa vì thời gian dài không có kết quả. Thấy không có thông tin phản hồi từ Nguyễn Thị Kim Anh sau nhiều lần đòi lại số tiền, bà Liệu quyết định làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với cơ quan công an.

“Chạy” việc không phải là chuyện hiếm

Hồi tháng 5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành, Tiền Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với cán bộ ngành giáo dục, ông Phạm Hoàng Dự, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cô giáo Trang - Sputnik Việt Nam
Đánh tới tấp vào đầu nhiều học sinh ở Hải Phòng: Nữ giáo viên bị buộc thôi việc

Theo tài liệu điều tra, ông Ngô Văn Đường đã tốt nghiệp đại học Sư phạm môn Vật lý của Trường đại học Tiền Giang từ năm 2011 nhưng chưa tìm được việc làm. Tháng 10/2017, thông qua ông Nguyễn Thanh Hùng (42 tuổi, ngụ xã Long Định, huyện Châu Thành), ông Đường nhờ ông Dự "chạy việc" cho mình. 

Đến cuối năm 2017, Đường đã 4 lần chuyển tiền cho ông Dự với tổng số tiền 49,5 triệu đồng (trong đó có 2 lần viết biên nhận tiền). Sau thời gian dài, anh Đường vẫn chưa được tuyển dụng vào Trường trung học cơ sở Lê Ngọc Hân, sinh nghi mình bị lừa nên làm đơn tố cáo đến Công an huyện Châu Thành.

Quy định Bộ Luật dân sự

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự, điều 123 thì: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Như vậy, trường hợp của bà Kim Anh, bà Liêu, ông Dự và ông Đường, hoàn toàn là giao dịch dân sự vô hiệu với nội dung là đưa tiền chạy việc. Đây là hành vi trái đạo đức xã hội và vi phạm điều cấm của pháp luật.

Hiện vụ việc bà Kim Anh và bà Liệu đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала