Ngư dân Đà Nẵng bị ngộ độc rồi tử vong trên biển

© Ảnh : Bộ đội biên phòng cung cấpChuyển các nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu.
Chuyển các nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáu ngư dân của tàu ĐNA 90142, Đà Nẵng, bị ngộ độc với dấu hiệu mỏi mệt, nôn mửa sau bữa ăn khuya. Thuyền trưởng Lê Văn Nở đã tử vong sáng 13/9.

Các triệu chứng đầu tiên

Theo thông tin ban đầu, đêm 12/9, tàu cá ĐNA 90421 của ông Lê Văn Dỏng (trú tổ 49, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) có 9 lao động ra khơi đánh bắt tại vùng biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đến khuya, 9 người trên tàu ăn một số loại cá vừa đánh bắt được và rau quả. Khoảng 2h sáng 13/9, 5 ngư dân có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cảm giác mỏi mệt, bị đau bụng, kèm các triệu chứng nôn ói, chóng mặt.

Ông Trần Văn Minh - Sputnik Việt Nam
Nhà nước mất gần 20.000 tỷ đồng vì Vũ nhôm và hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng

Người có dấu hiệu nghiêm trọng nhất là thuyền trưởng Lê Văn Nở (44 tuổi), trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê. Các thuyền viên đã tìm cách sơ cứu và gọi điện cấp báo cơ quan chức năng. Qua liên lạc bộ đàm, Hải đội 2 (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng) cùng lực lượng quân y đã nghi ngờ các nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm và khẩn trương lên đường cứu nạn, đồng thời hướng dẫn tàu cá chạy về bờ.

Lực lượng biên phòng đã tiếp cận được tàu cá bị nạn, đưa thuyền trưởng Lê Văn Nở lên tàu biên phòng sơ cứu. Tuy nhiên, trước khi kịp quay về Đà Nẵng, ông Nở lên cơn co giật lần thứ 2 rồi tử vong. Trừ một ngư dân ngộ độc nhẹ tiếp tục theo tàu cá vào bờ, 4 người đã được chuyển lên tàu Hải đội 2. Thi thể thuyền trưởng Lê Văn Nở được các thành viên tàu cá đưa về sau. Lúc 9h25, 3 người bị ngộ độc nặng gồm Lê Văn Mười (49 tuổi), Lê Văn Nam (52 tuổi), Nguyễn Văn Thương (35 tuổi), đều ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê được đưa về bờ cấp cứu.

© Ảnh : Bộ đội biên phòng cung cấpNgư dân bị ngộ độc được chuyển lên tàu của Hải đội 2.
Ngư dân Đà Nẵng bị ngộ độc rồi tử vong trên biển - Sputnik Việt Nam
Ngư dân bị ngộ độc được chuyển lên tàu của Hải đội 2.

Đại tá Tôn Quốc Khánh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng cho hay:

“Sáng nay, chúng tôi nhận được thông tin có 1 người bị ngộ độc thức ăn. Bộ đội Biên phòng hướng dẫn họ vào bờ, trên đường vào bở khoảng 30 phút, thuyền trưởng đã tử vong. Lực lượng biên phòng điều động tàu với 115, Quân y Biên phòng nhanh chóng ra ngay, đưa các nạn nhân vào trong bờ”.

Theo lời một nạn nhân được đưa về trong buổi sáng, nguyên nhân ngộ độc là do ăn cá nóc, nhưng từ trước đến nay mọi người đều loại bỏ cá nóc khi đánh bắt được.

Hiện nguyên nhân vụ ngộ độc đang được làm rõ.

​Vài điều cần biết về ngộ độc cá nóc

Vấn đề ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc cá nóc gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.

Cục an toàn thực phẩm dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà), trên thế giới bộ cá nóc Tetraodontiformaes có 9 họ, bao gồm trên 400 loài thuộc 13 giống. Độc tố cá nóc rất độc: trong ruột, gan, trứng và tinh hoàn của cá nóc có chứa nhiều độc tố. Dù làm sạch nhưng có thể độc tố vẫn còn và gây ngộ độc nặng.

Theo y văn ghi, chất độc của cá nóc là tetrodotoxin (TTX) C11H17O8N3 là một loại độc có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc và cách xử lý

Cục an toàn thực phẩm cho biết, khi nạn nhân ăn cá nóc chứa TTX, chất độc này hấp thụ nhanh qua đường ruột, dạ dày trong vòng 5 - 15 phút. Thời gian chất độc ngấm vào máu là 20 phút và bài tiết qua nước tiểu sau 30 phút tới 3 - 4 giờ. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau 3 - 4 tiếng và bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cảm giác tê ở vùng lưỡi.

Sau khi phát dấu hiệu ngộ độc đầu tiên như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay nhưng người bệnh vẫn còn tỉnh táo, cần tìm mọi cách gây nôn cho người bệnh rồi cho uống than hoạt tính. Than hoạt có tác dụng hấp thụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa.

Nếu bệnh nhân đã bị rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở phải khẩn trương thổi ngạt đường miệng - miệng hay miệng - mũi.

Sau khi phát hiện kịp thời triệu chứng và sơ cứu, cần nhanh chóng tìm cách đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала