"Câu chuyện hư cấu". Nhà phân tích chính trị về "cuộc chiến" của NATO chống lại tàu ngầm Liên Xô

© Sputnik / Sergey Shimanskiy / Chuyển đến kho ảnhTàu ngầm K-21 của Hạm đội Bắc thuộc Hải quân Liên Xô
Tàu ngầm K-21 của Hạm đội Bắc thuộc Hải quân Liên Xô - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, NATO đã có một "kế hoạch điên rồ" để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô, theo truyền thông Mỹ. Nhà phân tích chính trị quân sự Vladimir Karyakin bình luận về thông tin này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

NATO đã từng lên kế hoạch bắn phá tàu ngầm Liên Xô bằng bom nam châm, tạp chí The National Interest viết. 

Đô đốc Nakhimov - Sputnik Việt Nam
Nga thử nghiệm tổ hợp chống ngầm mới nhất

Tạp chí NI lưu ý rằng, vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, khối NATO đã không đuổi kịp Liên Xô. Khi đó Liên Xô đã sở hữu khoảng 300 tàu ngầm diesel-điện, cũng như mấy tàu ngầm hạt nhân. Do đó, các chiến lược gia của NATO lo ngại rằng, "vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng phương tiện hạt nhân", nghĩa là thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân vào các căn cứ tàu ngầm dọc theo bờ biển Liên Xô.

Ngoài ra đã có những đề xuất thực tế hơn - ví dụ, hệ thống giám sát âm thanh dưới nước. Chuỗi micro dưới nước được sử dụng để phát hiện tàu ngầm tiếp tục hoạt động cho đến nay. 

Tàu sân bay mới của Hải quân Hoàng gia “Queen Elizabeth” - Sputnik Việt Nam
“Hàng không mẫu hạm mới của Anh sẽ bị phía Nga theo dõi”

Tuy nhiên, theo tạp chí NI, những ý tưởng khác đã là "ngớ ngẩn" và điên rồ. Cụ thể, người ta đã đề xuất thả hàng loạt khối nam châm từ trên không để phát hiện và vô hiệu hóa tàu ngầm. Khi bám dính lên vỏ kim loại của tàu ngầm, cụm nam châm sẽ gây ra tiếng ồn lớn và làm lộ vị trí của tàu. Ngoài ra, việc tháo bỏ bom nam châm khỏi thân tàu ngầm đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực, và điều này sẽ làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của biên đội tàu ngầm Liên Xô.

Theo tạp chí NI, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã biến ý tưởng này thành hiện thực. Những quả bom nam châm đã bị gắn vào một số tàu ngầm Liên Xô. Nhưng, sau đó các tàu ngầm đó đã quay trở về cảng, thay vì hoàn thành nhiệm vụ tuần tra. Vì sở hữu hạm đội tàu ngầm khổng lồ, việc thiếu hụt một số tàu không phải là vấn đề quá lớn đối với Liên Xô. Còn NATO thì không có lợi thế như đối thủ. 

Tàu sân bay USS Kitty Hawk - Sputnik Việt Nam
Khi tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Liên Xô "không chia sẻ" vùng biển Nhật Bản

Nhà phân tích chính trị quân sự, giáo sư tại Đại học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đại tá quân đội về hưu Vladimir Karyakin coi thông tin này là câu chuyện hư cấu.

"Thông tin này được thiết kế cho những người dễ tin vào những câu chuyện hư cấu và truyện cổ tích. Những khối nam châm này phải "phát hiện" chiếc tàu ngầm, mà vỏ tàu có lớp phủ đặc biệt. Liên Xô đã có các tàu ngầm được làm bằng titan - thân tàu không có tính chất từ ​​tính. Nếu thân tàu được làm bằng thép thì nó có lớp vỏ làm giảm tiếng ồn. Bạn hãy tự thử: lấy một nam châm và cố gắng gắn nó vào tủ lạnh qua lớp giấy mỏng thì làm được, nhưng, nó không bám vào tủ lạnh qua giấy carton. Lớp dày bảo vệ tàu ngầm khỏi sự phát hiện không cho phép nam châm gắn vào thân tàu. Theo tôi, tất cả những ý tưởng như vậy không thể thực hiện được. Những suy đoán như vậy chỉ là các loại vũ khí trong chiến tranh thông tin để người dân tin chắc rằng phương Tây có một cái gì đó để chống lại các tàu ngầm của chúng tôi", - ông Vladimir Karyakin nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала