Tình thế bảng G đang vô cùng gay cấn
Các chuyên gia bóng đá hàng đầu khu vực đã đưa ra loạt dự báo khốc liệt khi bảng G có thể được coi là bảng đấu khó nhất ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Chênh lệch giữa các đội tuyển không lớn dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt tấm vé đi tiếp.
Con đường duy nhất để các đội bảng G có thể lọt vào vòng cuối cùng World Cup 2022 chính là giành chiến thắng càng nhiều càng tốt để đảm bảo vị trí nhất bảng.
Theo đó, thể thức vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á cho phép 8 đội nhất bảng và 4 đội hạng nhì có thành tích tốt nhất vào vòng trong. Nếu không thể giành ngôi đầu bảng, các đội hạng nhì cần tích lũy nhiều điểm nhất có thể. Vì vậy, tiêu chí quan trọng nhất ở đây để lọt vào vòng loại cuối cùng khu vực châu Á là 4 đội nhì bảng phải có thành tích tốt nhất, với điểm số cao nhất có thể bên cạnh 8 đội dẫn đầu bảng.
Hiện tại, có ít nhất ba đội tuyển ở bảng G nhìn thấy cơ hội đi tiếp và tranh vị trí đầu bảng đó chính là UAE, Thái Lan và Việt Nam. Tuy Malaysia và Indonesi có ít cơ hội hơn nhưng rõ ràng, đây không phải là hai đội bóng “lót đường” để 3 đội mạnh có thể dễ dàng lấn lướt.
Cục diện bảng đấu chưa được định hình thật rõ rệt vì sau hai lượt trận đầu tiên, hai tuyển quốc gia hạt giống số một của bảng đấu là UAE và Việt Nam mới chỉ thi đấu một lượt. Thế nhưng, việc Thái Lan đang tạm dẫn đầu với 4 điểm, UAE và Malaysia hiện đang có 3 điểm chắc chắn đang tạo sức ép không nhỏ cho thầy trò ông Park Hang-seo chỉ với 1 điểm có được trước Thái Lan phải nỗ lực nhiều hơn nữa để không sẩy chân trong những lượt trận tiếp theo vào tháng 10 tới.
Tuyển Việt Nam đã không có được lá phiếu may mắn khi tiến hành bốc thăm chia bảng. Xét về lý thuyết, mỗi bảng đấu thường có ít nhất một đội “lót đường”, thậm chí là hai.
Ví dụ điển hình chính cho thực tế này chính là bảng C ở vòng loại World cuo 2018 với sự hiện diện của hai đội bóng rất yếu la Maldives và Bhutan. Nhờ vậy mà 3 đội còn lại trong bảng là Qatar, Trung Quốc, Hongkong đều lấy trọn 12 điểm trong 4 trận đấu với hai quốc gia này. Xét về tình hình tại bảng A vòng loại World Cup 2022 lần này, tình hình lặp lại với hai đội Maldives và Guam. Những quốc gia còn lại trong bảng A là Trung Quốc, Syria, và Philippines gần như chỉ tập trung cho những trận đối đầu trực tiếp để tranh các vị trí nhất và nhì bảng.
Việt Nam cần gì để đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022?
Theo những gì đã diễn ra tại vòng loại World Cup 2018 vừa qua, để đứng đầu bảng và đảm bảo chắc chắn tấm vé đi trực tiếp vào vòng trong thì mỗi đội cần tối thiểu 17 điểm hay thậm chí là phải đủ 20 điểm. Điều này có nghĩa là trong bảng đấu, mỗi đội phải thắng ít nhất là 6 lượt trận. Nếu không thể dành vị trí nhất bảng và buộc phải so sánh điểm số các bảng với nhau hay các chỉ số phụ, thì cũng phải đảm bảo 16 điểm tương đương với 5 trận thắng.
Để không rơi vào tình thế khó, các đội bóng mạnh tham gia vòng loại bắt buộc phải thắng nhiều nhất có thể. Theo đó, việc tính toán về “phong độ thăng trầm” cũng như lựa chọn đối thủ như tại các vòng chung kết thường sẽ không có ý nghĩa với thể thức vòng loại kéo dài liên tục hai năm như hiện nay.
Nhìn sang bảng C với sự phân hóa rõ ràng về trình độ các đội trong cùng một bảng đấu, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng. Đội tuyển Iraq dù với tư cách hạt giống số hai cũng không phải quá lo lắng khi họ chỉ cần gặp Campuchia, Bahrain hay Hong Kong.
Bảng G của tuyển Việt Nam lại khác hẳn, trận nào cũng như “trận chung kết” của bảng đấu và kéo theo áp lực đối với thầy trò HLV Park Hang-seo. Đối đầu với Malaysia hay Indonesia đối với Việt Nam cũng không dễ thở, thậm chí, căng thẳng không kém gì khi phải gặp UAE hay Thái Lan vì các đội tuyển trong cùng khu vực đã quá hiểu nhau.
Với cục diện bảng G căng như dây đàn cộng thêm quỹ thời gian chuẩn bị của HLV Park Hang-seo rất hạn hẹp do vướng lịch thi đấu của V-league, chưa kể nhiều cầu thru của Hanoi FC phải tập trung đá AFC Cup cũng gây nhiều bất lợi cho chính các cầu thủ áo đỏ sao vàng. Chưa kể đến việc đội tuyển Việt Nam chỉ có vài ngày tập trung cho trận gặp Malaysia (10/10) và Indonesia (14/10).
Thái Lan đang hơn Việt Nam 3 điểm, UAE và Malaysia đều hơn thầy trò HLV Park Hang-seo 2 điểm. Muốn xóa đi lợi thế của đối thủ, cách nhanh nhất và an toàn nhất là tuyển Việt Nam phải thắng Malaysia trong trận đấu ngày 10/10 tới vá au đó duy trì phong độ, giành lợi thế trước Indonesia trên sân khách vào ngày 14.10. Đây thực sự là thử thách rất lớn giành cho thầy trò HLV Park Hang-seo vì trong các giải chính thức trong 3 lần gặp nhau gần nhất, Việt Nam vẫn chưa thắng nổi Indonesia.
Bài toán nan giải của thầy Park
Với tư cách là đội bóng số một Đông Nam Á ở thời điểm tại, Việt Nam phải quyên ngay một điểm trong trận hòa với Thái Lan vừa qua để tập trung cho các trận đấu còn lại và nỗ lực giành kết quả tốt nhất.
Trong một bảng đấu phức tạp như bảng G, nếu Việt Nam có 4 trận hòa trên sân khách và thắng cả 4 trận trên sân nhà thì đây được xem là kết quả rất thành công. Thế nhưng dù giành được 16 điểm như vậy vẫn chưa bằng đội tuyển thắng 6 trận và thua hai trận. Theo đánh giá ban đầu, các bảng A, B, C ở vòng loại lần này nhiều khả năng sẽ xuất hiện các đội nhì bảng có từ 16 điểm trở lên do trong các bảng đấu có những đội bóng rất yếu.
Theo các chuyên gia, UAE vẫn được đánh giá là đội tuyển mạnh nhất bảng G. Đội bóng Tây Á có mặt ở vòng loại cuối World Cup 2018, lọt vào tới bán kết Asian Cup 2019 và đang được dẫn dắt bởi nhà cầm quân Bert van Marwijk lừng danh, vì thế theo nhiều đánh giá, với tuyển Việt Nam, vị trí nhì bảng sẽ là hợp lý.
Dù mục tiêu ban đầu của Việt Nam chỉ là không để thua các đội cùng khu vực, hay chí ít cũng là vị trí nhì bảng, tuy nhiên, đoàn quân của ông Park hang-seo cần phải kiếm nhiều điểm nhất có thể.
Giả định tốt nhất được nhiều người đưa ra chính là Việt Nam kiếm được một điểm trước UAE, thắng Thái Lan ở Mỹ Đình, hạ Malaysia và Indonesia trong suốt 4 trận còn lại.
Ngoài ra, thêm một vấn đề nữa cần phải cân nhắc đến chính là sự đồng đều trong đội hình các đội tuyển. Thái Lan với ba cái tên đang chơi bóng ở Nhật, góp mặt ở vòng 16 đội Asian Cup và đang được dẫn dắt bởi một trong những HLV tốt nhất của châu Á - Akira Nishino. Malaysia có thành tích ở các giải châu lục cũng chỉ kém Việt Nam. Họ còn đè bẹp Thái Lan trước khi giành ngôi á quân AFF Cup 2018.
Còn một điều đáng lo nữa ở tuyển Việt Nam chính là chúng ta đang thiếu những tiền đạo giỏi. Các cầu thủ hiện có không phải là chuyên gia gài để hậu vệ đối phương phạm lỗi. Theo phân tích được dẫn trên tờ VnExpress cho hay: “Văn Toàn hầu như không có kỹ năng này. Công Phượng là giải pháp tốt nhất nhưng phong độ của anh là dấu hỏi. Sự trở lại của Tuấn Anh giúp người hâm mộ hy vọng ở các pha sút xa nhưng rất cần thêm các pha bóng hai như vậy từ các tiền vệ Hùng Dũng, Huy Hùng. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất vẫn là vị trí tiền đạo chủ lực vì cả Tiến Linh, Văn Toàn hay Hà Minh Tuấn đều không hơn "lão tướng" Anh Đức về khả năng lôi kéo, gây áp lực tạo khoảng không trong vòng cấm địa đối phương. Tại V-League hiện nay, số bàn thắng nhiều nhất của chân sút Việt Nam chỉ là 8 sau 23 vòng. Đó là con số nói lên rất nhiều điều”.
Đây là một bài toán vô cùng khó cho thầy trò HLV Park Hang-seo ở vòng loại World Cup 2022 lần này, tuy nhiên, chúng ta hãy tin vào năng lực cầm quân của người thầy Hàn Quốc đã được chứng minh rất rõ qua từng giải đấu cũng như sự nỗ lực cống hiến vì màu cờ sắc áo của từng cầu thủ.