Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ dự định yêu cầu giải thích từ Bộ Ngoại giao nước sở tại liên quan đến các ấn phẩm trong truyền thông rằng cán bộ ngoại giao bị cáo buộc liên quan đến việc phá hủy hệ thống liên lạc của FBI. Điều này được nêu trong thông cáo báo chí của đại sứ quán.
Cụ thể, đó là tài liệu của YahooNews về việc "tấn công các hệ thống liên lạc của FBI và các trò chơi gián điệp tại Hoa Kỳ".
"Một số lời buộc tội vô căn cứ trong bài báo chống lại các nhà ngoại giao và thành viên trong gia đình của họ gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của họ. Chúng tôi dự định đề nghị Bộ Ngoại giao giải thích rõ ràng vì thực tế các ấn phẩm khiêu khích đó có thể dẫn đến hành vi bạo lực đối với nhân viên đại sứ quán và người thân của họ”, – như nội dung thông cáo cho biết.
Bộ phận báo chí của Đại sứ quán chú trọng lưu ý đến việc các tác giả của bài báo đã không trích dẫn bất cứ một chi tiết hay bằng chứng nào về việc công dân Nga vi phạm quy tắc và luật pháp của Hoa Kỳ, và gọi đó là “một nỗ lực vụng về thông qua gián điệp để chiếm đoạt tài sản ngoại giao của Nga”.
“Ban đầu, chính quyền đã biện minh cho hành động của mình bằng “sự can thiệp vào Nga trong cuộc bầu cử”. “Học thuyết” này đã bị sụp đổ ngay trước mắt . Vì vậy phải phát minh ra truyện ngụ ngôn”, - đó là ý kiến trong Đại sứ quán Nga.
Phó Giáo sư Khoa Chính trị thế giới, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, ông Alexei Fenenko đồng ý rằng : nỗ lực tạo ra “chân dung kẻ thù” từ Nga chỉ là một cái cớ.
"Tất cả những thứ này, giống như trường hợp “sự can thiệp” trong cuộc bầu cử ở Mỹ, là mắt xích liên kết của một chuỗi. Họ dựng ra một kẻ thù từ Nga - không chỉ đơn giản là “một kẻ thù nói chung”, mà là một kẻ thù có biện pháp cụ thể và đe dọa đích danh sự tồn tại của Hoa Kỳ. Điều đó ngày càng gợi nhớ đến thời kỳ hiện diện bầu không khí sợ hãi hoang mang ở Hoa Kỳ, khi họ hét lên về “ mối đe dọa Đỏ”, v.v. Tôi nghĩ rằng điều này được thực hiện cho hai mục đích. Thứ nhất – mục đích ngắn hạn - là làm xấu thêm hình ảnh của Nga. Mục đích thứ hai là hạn chế quyền và tự do của chính người Mỹ ở Hoa Kỳ, ví dụ, để đóng một số phân khúc Internet nhất định, hạn chế quyền truy cập vào một số phương tiện truyền thông cụ thể. Có lẽ, có một mục tiêu thứ ba - chuẩn bị cho xã hội Mỹ để thắt chặt hơn nữa cuộc đối đầu với Nga",- ông Alexei Fenenko nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Như cổng thông tin Yahoo New, với tham chiếu đến cựu quan chức Hoa Kỳ, khẳng định rằng: lệnh của chính quyền cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trục xuất hơn 30 nhà ngoại giao Nga vào năm 2016 là do một số người trong số họ bị cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phản gián của Nga. Có khẳng định rằng hoạt động này nhằm vào các cơ sở liên lạc của FBI và ngăn không cho văn phòng theo dõi nhân viên đặc vụ Nga ở Hoa Kỳ, hậu quả là FBI và CIA đã buộc phải ngừng liên lạc với một số điệp viên Nga của họ. “Chiến dịch” đòi hỏi tăng cường các biện pháp an ninh tại các cơ sở an ninh quốc gia quan trọng trong khu vực Washington và các địa điểm khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi những thông điệp này là viễn tưởng và liên kết sự xuất hiện của chúng với chiến dịch bầu cử đang bắt đầu ở Hoa Kỳ.