«O'Brien là một người không ai biết đến, chính điều này giải thích cho việc bổ nhiệm ông ta. Dư luận chỉ biết sơ sơ rằng ông ta là đặc phái viên của Tổng thống về vấn đề con tin. Mặc dù được nêu trong số các ứng viên tiềm năng, tên họ của ông ta không thể hiện bất cứ cái gì cụ thể. Sẽ bổ nhiệm một người biết cách thương lượng giấu kín con mắt công luận, thường quen thực hiện các cuộc đàm phán kiểu như vậy bởi bản chất hoạt động là cần không nổi bật lộ diện. Nếu ông ta phụ trách vấn đề con tin, ông ta hẳn sẽ biết cách tìm ra lối đối thoại chấp nhận lẫn nhau với những đối tượng mà cuộc nói chuyện công khai là bất khả thi», - ông Mezhuev phân tích.
Theo quan điểm của chuyên gia, đối với Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thời kỳ « ngoại giao không công khai».
«Bây giờ sẽ tăng ý nghĩa của kiểu ngoại giao trong bóng tối, «đi đêm» sẽ được coi trọng hơn là công khai. Hoa Kỳ đã đàm phán không thành công với «Taliban» hoặc Iran, và mỗi lần thất bại đều kích động khiêu khích. Động tác bổ nhiệm O'Brien gắn với việc thu xếp cuộc đối thoại theo những hướng quan trọng nhất của chính sách đối ngoại mà Mỹ không thể đàm phán công khai – với Iran, với đại diện «Taliban», rồi Syria, Bắc Triều Tiên, ban lãnh đạo Venezuela. Cả với Nga cũng có khả năng thỏa thuận, điều mà không ai muốn công bố», - ông nói.
PGS-TS Boris Mezhuev cho rằng Trump đã cố ý chọn vào cương vị Cố vấn An ninh Quốc gia «một người thậm chí còn chưa rõ mặt».
«Trump hiểu rằng dành cho hàng loạt cuộc đàm phán, Hoa Kỳ cần tránh sự cạn kiệt hay rò rỉ thông tin cùng các kiểu công khai. Rất có thể, O'Brien là đại diện của giới nhân vật hiện thực tinh hoa chính trị, cơ sở cho chính sách đối ngoại truyền thống, một trong những người không phải là tư tưởng gia lớn tiếng hay tác giả của những cuốn sách sáng giá như cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton với hồi ký của ông ta», - nhà khoa học chính trị kết luận.