Học sinh được yêu cầu đọc những bài viết về các vị tổng thống của Nga, Hoa Kỳ và Pháp, tìm hiểu chính sách biên tập của Sputnik, sau đó đánh giá độ chính xác của thông tin theo thang điểm 5.
Áp đặt suy nghĩ, thông tin sai lệch, sự hiện diện quân sự gần biên giới của EU - nước Nga được mô tả như vậy trong sách giáo khoa dành cho học sinh lớp mười (classe de Première, lớp áp chót của trường trung học phổ thông Pháp) vừa được ra mắt bởi nhà xuất bản Belin Education.
Trong chương có tựa đề “Sự hồi sinh của sức mạnh Nga: kỷ nguyên của Putin” (Le renouveau de la puissance russe: l’ère Poutine), bạn có thể tìm hiểu về sức mạnh quân sự của Nga, về các liên minh mà Nga đã ký kết, về tính cách của Vladimir Putin, về quyền lực mềm (Soft Power) của Nga, theo các tác giả Sputnik và RT đại diện cho quyền lực này. Ngoài giọng điệu báo động, chương này chứa thông tin sai lệch và không chính xác có thể đánh lừa người đọc trẻ tuổi.
Trước hết, sách giáo khoa về một trong số ít môn học mới đưa thông tin sai sự thật về Sputnik:
Sputnik là cơ quan báo chí quốc tế được thành lập vào năm 2014 bởi chính phủ Nga. Không phát sóng bằng tiếng Nga. Khán, thính giả ở các nước Anglo-Saxon. Ở châu Âu, Sputnik được coi là một công cụ để truyền bá những thuyết âm mưu, cũng như thông tin sai lệch và áp đặt suy nghĩ.
Sputnik : «relais complotiste de désinformation et de propagande», dixit le Manuel Histoire-geo et Géopolitique Belin, spécialité de 1ère 👇 pic.twitter.com/m95UF29auA
— EdouardChanot (@edchanot) September 17, 2019
Các tác giả không chỉ "ác quỷ hóa" Sputnik và nói thay mặt “toàn bộ Châu Âu”, họ cũng không biết rằng, Sputnik đang phát sóng bằng tiếng Nga ở nước Nga, ở một số quốc gia hậu Xô Viết Sputnik phát sóng trực tuyến bằng tiếng Nga. Ngoài ra, các tác giả vẽ một bản đồ chi tiết về sự lây lan của ảnh hưởng quân sự Nga và quyền lực mềm của Nga ở châu Âu. Sputnik và RT được coi là hai yếu tố duy nhất của quyền lực mềm. Tuy nhiên, bản đồ này cũng có những điểm không chính xác: theo một nguyên tắc không thể hiểu được, các tác giả chỉ nêu ra các tòa soạn báo chính của Sputnik tại Matxcơva, Paris và Berlin. Họ không nói gì về các tòa soạn báo ở Edinburgh và Istanbul, chưa kể đến nhiều văn phòng khác ít quan trọng hơn. Nhưng, vì một số lý do nào đó, họ ghi nhận sự hiện diện tích cực của RT tại Dublin.
Bản đồ này cũng đánh dấu sự hiện diện của lực lượng vũ trang Nga gần biên giới với các nước châu Âu và ở vùng Kavkaz. Đồng thời, bản đồ không chỉ ra sự hiện diện quân sự của các nước NATO gần biên giới của Nga, kể cả ở các nước vùng Baltic, nơi các quân nhân Pháp đang phục vụ trên cơ sở luân phiên.
Các nhân viên của tòa soạn Sputnik ở Paris đã quyết định kiểm tra xem sự hiện diện quân sự của các quốc gia khác được phản ánh như thế nào trong các phần có liên quan của sách giáo khoa. Chương về Hoa Kỳ đề cập đến những khu vực triển khai quân đội Mỹ. Tuy nhiên, bản đồ không biểu thị một căn cứ quân sự nào (!) ở châu Âu, và căn cứ gần nhất được đề cập đến nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ (Ingerlik).
Vu dans un livre d'histoire-géo de 1ère : Seulement une base militaire américaine en Europe ?🧐
— Katia_Sputnik (@KatiaSputnik) September 17, 2019
... Une recherche google plus tard --> 🤷♀️ pic.twitter.com/JT8oh4ORUc
Các bạn có thể so sánh bản đồ này với bản đồ của CNN về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ngoài.
Came across this earlier.. According to this "Dept of Defense" (US!) sourced map, there's a US military base in Ireland 😎....Who knew? 😉 pic.twitter.com/uTU8JlOpKJ
— Joe (@jcw999) March 10, 2019
Một vài trang sau các bài tập sử dụng bản đồ, sách giáo khoa lại nhắc đến Sputnik trong các bài tập phân tích thông tin quan trọng.
Học sinh được yêu cầu đọc những bài viết về các vị tổng thống của Nga, Hoa Kỳ và Pháp, rồi tìm hiểu thông tin về các tác giả của tài liệu này và chính sách biên tập của Sputnik, sau đó họ được yêu cầu đánh giá độ chính xác của thông tin theo thang điểm 5. Xin lưu ý rằng, chỉ hai trang trước đó, sách giáo khoa đã đưa ra lời khuyên cho học sinh trung học khi gọi các phương tiện truyền thông Nga là một công cụ để áp đặt suy nghĩ và đưa thông tin sai lệch.
Cần phải nói rằng, những bài tập như vậy là một hiện tượng tương đối mới đã xuất hiện dưới thời Macron như một phần của chương trình giảng dạy về địa chính trị và khoa học chính trị “Phân tích về sự phát triển của các cường quốc thế giới” (Analyser les dynamiques des puissances internationales) được phát triển bởi Bộ Giáo dục.
Trong cùng một chương, học sinh trung học được mời thảo luận về các chủ đề liên quan khác, chẳng hạn như: "Có nên sợ Putin không?"
Belin Education là một trong những nhà xuất bản sách giáo khoa hàng đầu tại Pháp. Sách giáo khoa vừa được xuất bản là một trong những cuốn sách đầu tiên về môn học mới do Bộ Giáo dục Pháp đề xuất. Nhưng, đây không phải là sách giáo khoa duy nhất về môn học này. Sau khi làm quen với các sách giáo khoa có sẵn khác, chúng tôi có thể xác định rằng, các nhà xuất bản khác có tính trung lập về chính trị lớn hơn đáng kể.