Theo thông báo liên quan của NATO, Ban chỉ huy mới sẽ chịu trách nhiệm về các chiến dịch cấp thời, vận chuyển quân đội và các vật liệu «như là thành tố tăng cường sức mạnh kiềm chế và bảo vệ khối NATO, đảm bảo phản ứng nhanh đối phó với sự biến đổi trong tình hình an ninh». Như vậy, việc vận chuyển vũ khí và bộ binh của Liên minh ra ngoài ranh giới châu Âu cần được thực hiện mau lẹ hơn và yêu cầu phối hợp cao hơn nữa.
Trong thời kỳ hòa bình, Ban chỉ huy mới sẽ gồm 160 nhân viên, dự kiến tuyển dụng trước năm 2021. Nếu phát sinh tình huống khủng hoảng, sẽ có tới 600 nhân viên được điều động thuộc quyền Ban chỉ huy này, mà nhiệm vụ là «khẩn trương vận chuyển quân tiếp viện cho lực lượng của các đồng minh». Lãnh đạo trung tâm là tướng Mỹ Tod Walters Tổng tư lệnh các lực lượng đồng minh ở châu Âu.
Trong chừng mực bộ phận Mỹ bố trí tại thành phố Zagan của Ba Lan, việc điều chuyển lực lượng được thực hiện chủ yếu thông qua lãnh địa liên bang Brandenburg. Do vậy, nhiệm vụ của trung tâm mới sẽ là tối ưu hóa lộ trình này và các tuyến đường khác để di chuyển lực lượng ở nước Đức. Việc tạo lập đã bắt đầu ngay từ năm 2018.
«Thực chất là tăng cường chất lượng trang bị»
Sau cuộc đảo chính ở Ukraina và việc Crưm nhập vào thành phần Nga, các nước NATO đột nhiên cảm thấy có mối đe doạ từ phía Nga, - Thượng tá về hưu Bundeswehr Jurgen Rose giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Ông cho biết «không phấn khởi gì» bởi ý tưởng này, nhưng muốn nhấn mạnh:
«Tính đến cơn hoang tưởng về an ninh đang lan tràn ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, nói chung tác giả của ý tưởng này không chỉ là các đồng minh phương Tây».
Theo lời ông Roze, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ở NATO người ta thấy lo ngại về chuyện trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang thì liệu Liên minh có thể nhanh chóng chuyển lực lượng binh sĩ cần thiết đủ trình độ sẵn sàng chiến đấu tương ứng sang vùng ranh giới phía đông của Liên minh hay chăng. Và bởi đồng thời cần phải thực hiện cam kết với Nga – là lực lượng Liên minh sẽ không triển khai vĩnh viễn ở biên giới phía đông của NATO -, cho nên cần phải liên tục củng cố các địa điểm đồn trú tạm thời của họ. «Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột, lực lượng như vậy sẽ là không đủ, và cần có khả năng nhanh chóng triển khai đội quân».
"Nhìn chung, theo nhận xét của chuyên gia quân sự, chuyện ở đây nói về hình thức mở rộng chất lượng trang bị vũ khí. Số lượng binh sĩ không tăng, mà công việc đang được tiến hành theo hiệu quả của việc điều động", - ông Roze nói.
Đồng thời, ông cảnh báo rằng những động thái đó không góp phần giải quyết xung đột một cách hòa bình, ngoài ra, còn có thể kích động khiến Nga đáp trả tương ứng.
Hiện tại, đang chuẩn bị cuộc điều chuyển mới với các bộ phận của đội quân Mỹ thông qua các cảng của Hà Lan và Đức sang Ba Lan, dự kiến vào giữa tháng 10. Theo dữ liệu của phía Mỹ, khoảng 3.500 binh sĩ và hơn 2.000 thiết bị quân sự sẽ được chuyển từ Texas sang Ba Lan, gồm 85 xe tăng Abrams và 120 xe bọc thép Bradley. Lực lượng này đến thay thế cho các đơn vị tương tự đã đóng ở đó 9 tháng, giờ đây sẽ quay về Mỹ. Sau leo thang xung đột ở Ukraina, quân đội Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trên vùng lãnh thổ từ Estonia và Romania và từ các nước Baltic cho đến Biển Đen. Trong đó, đáng chú ý là các đại diện lực lượng vũ trang Đức cũng tham gia.