Chiến tranh biên giới năm 1979 - thao trường cải cách quân đội Trung Quốc
Vào tuần này các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng đề cập đến lịch sử chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Tờ The Boston Globe viết rằng, cuộc chiến này đã làm thay đổi báo chí Mỹ, và các nhà báo đã làm thay đổi dư luận ở Hoa Kỳ. Tờ The National Interest có bài phân tích Chiến tranh biên giới Việt -Trung năm 1979. Theo một số báo cáo, trong năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hành động vụng về đến nỗi ngay cả các chỉ huy Việt Nam cũng phải ngạc nhiên. Mục tiêu chính trị của chiến dịch Trung Quốc là trừng phạt Việt Nam vì hành động của họ ở Campuchia, nhưng, về mặt quân sự, lãnh đạo Trung Quốc đã xem xét cuộc xung đột biên giới và các cuộc đụng độ trên biên giới trong thập niên 1980 là một thao trường huấn luyện để cải cách quân đội, và họ đã đạt thành công trong lĩnh vực này, tác giả viết.
Việt Nam không thể trở thành "Trung Quốc thứ hai"
Vào tuần này trên báo chí nước ngoài cũng có nhiều bài viết về sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ, Prensa Latina cho biết rằng, theo dữ liệu của tạp chí US News &World Report, Vietnam đứng thứ 8 trong số 20 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, và đứng thứ nhất ở Đông Nam Á. Trong số các thông số được đánh giá là sự ổn định và năng động của nền kinh tế, môi trường tài chính, những kinh nghiệm công nghệ, khả năng đổi mới, tinh thần khởi nghiệp, lực lượng lao động lành nghề và cuộc chiến chống tham nhũng.
Trong giai đoạn 2011-2018, Việt Nam đã nhận được khoản đầu tư trị giá hơn 200 tỷ USD. Năm ngoái, khối lượng đầu tư đã lên tới mức kỷ lục - hơn 3,4 tỷ USD. Nhưng, ngoài những lợi thế của dòng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam, ngày càng có nhiều tác giả viết về những khó khăn lớn mà các doanh nhân ở Việt Nam đang phải đối mặt. Những "cạm bẫy" này được phản ánh đầy đủ nhất trong bài viết của tờ Business Standard. “Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp phàn nàn về cảng và đường bị tắc nghẽn, chi phí đất đai và lao động tăng nhanh, cũng như các quy định nội bộ. Nếu Việt Nam không thể nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, thì nước này có nguy cơ mất đi vị thế “Trung Quốc mini”, nơi thu hút rất nhiều nhà cung cấp. Chi phí có thể vượt xa lợi nhuận và sẽ khiến các nhà sản xuất chuyển sang Sri Lanka hoặc Campuchia, tờ báo viết.
Chủ đề này cũng đề cập đến trong bài viết trên tờ Palisades Hudson. Những người dự đoán rằng, Việt Nam có thể trở thành “Trung Quốc thứ hai”, bỏ qua một số hạn chế rất thực tế mà nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc đang phải đối mặt. Vấn đề thứ nhất là nhân lực: ở Việt Nam người lao động thường được giáo dục tốt, nhưng không có kinh nghiệm đặc biệt. Ngoài ra, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Trung Quốc có quyền tự hào với cơ sở hạ tầng và hệ thống vận chuyển hàng hóa mà bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ gặp khó khăn để xây dựng nhanh chóng một hệ thống như vậy.
Việt Nam, giống như các quốc gia khác, đang hy vọng chiếm khoảng trống trong lĩnh vực sản xuất được tạo ra do cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và Việt Nam cũng phải đối mặt với chi phí trả trước rất lớn phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất toàn cầu. Điều này không có nghĩa là Việt Nam không thể giải quyết tất cả những vấn đề này. Câu hỏi chính là: Việt Nam có muốn trở thành công xưởng thế giới thứ hai hay không? Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức rõ rằng, trong tương lai Mỹ có thể áp thuế quan nghiêm ngặt hơn đối với những mặt hàng xuất khẩu của họ. Asia Times có bài về tin đồn Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ sẵn sàng rút khỏi Việt Nam. Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, bình luận tin đồn này. Có một điều rõ ràng: nếu ExxonMobil thoái vốn khỏi dự án Cá Voi Xanh, điều này sẽ dẫn đến việc tăng giá khí. Và đây là vào thời điểm nhiều tập đoàn đa quốc gia muốn chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
iTWire đưa tin rằng, Viettel và Nokia đã phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là một tiến bộ lớn. Hellenic Shipping News Worldwide viết rằng, nhập khẩu dầu thô của Việt Nam đã gia tăng, kể cả từ Hoa Kỳ và Tây Phi. Và S & P Global viết về dự án xây dựng trạm đầu mối LNG sẽ biến Việt Nam thành nhà nhập khẩu LNG mới nhất. Reuters đưa tin về sự ra mắt của mạng xã hội mới Lotus ở Việt Nam. Trên Lotus, người dùng đều có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung, trao đổi tin nhắn trên trang chủ. Mạng xã hội mới tương đương với Facebook và Google. Hãng CNBC Indonesia đưa tin rằng, các nhà tuyển dụng Indonesia đề xuất tăng giờ làm lên 48 giờ/tuần để cạnh tranh với các nước láng giềng, đặc biệt với Việt Nam. Đồng thời, các công đoàn Việt Nam đề nghị giảm giờ làm từ 48 giờ xuống 44 giờ trong một tuần.
Tăng cường hợp tác Nga-Việt
Các phương tiện truyền thông của Nga có nhiều bài viết về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kolokolnikov, về các cuộc gặp của ông với các sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học Nga và quyết định trao đổi, nghỉ ngơi các phái đoàn thanh niên - con của các sĩ quan Nga và Việt Nam đã hy sinh. Sibnovosti đưa tin rằng, số du học sinh Việt Nam đến Novosibirsk đang gia tăng .
Kommersant viết về việc khởi động một đường bay mới từ Kuzbass đến Việt Nam. Chúng tôi thường giới thiệu những sách hướng dẫn du lịch Việt Nam xuất bản ở nước ngoài. Trung tâm Thông tin Kinh doanh của Vùng Pskov cung cấp sách hướng dẫn du lịch Nha Trang và Đà Nẵng cho độc giả Nga.