“Trước tiên, chúng tôi dự định sẽ gửi các tài liệu thu thập được tới Roskomnadzor (Cơ quan Giám sát truyền thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông đại chúng Liên bang Nga) để họ đặt ra vấn đề trách nhiệm. Và cũng gửi cho Văn phòng Tổng Công tố viên để họ có biện pháp giải quyết”, - ông nói.
Hiện tại, tập đoàn truyền thông có thể sẽ bị gắn nhãn “cơ quan gián điệp nước ngoài” (thẩm quyền của Bộ Tư pháp) và bị tước chứng nhận hoạt động ở Nga (thẩm quyền của Bộ Ngoại giao).
“Họ đã tiến hành các hoạt động chính trị được tài trợ từ ngân sách của Cộng hòa Liên bang Đức. Chúng tôi có tài liệu xác nhận điều này. Vì vậy, theo chúng tôi, đây là hoạt động của một cơ quan gián điệp nước ngoài”, - nghị sĩ giải thích.
Sau làn sóng các cuộc biểu tình không được đăng ký, được tổ chức bởi các ứng cử viên vào vị trí đại biểu của Duma thành phố Moskva, một ủy ban đã được thành lập tại Hạ viện (tức Duma Quốc gia) để điều tra sự can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Điều này diễn ra trong bối cảnh tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova rằng các nhà ngoại giao cũng như nhà báo Mỹ và Đức đang can thiệp vào các vấn đề Nga khi đưa tin về hoạt động biểu tình.
Cụ thể, tờ Deutsche Welle rõ ràng đã khuyến khích tham gia vào các sự kiện trái phép.