Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiến dịch ra quân “Làm sạch biển”

© Ảnh : Thanh traThứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại tọa đàm.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại tọa đàm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sản phẩm từ nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. 

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn lấp hoặc thải thẳng ra môi trường. Những đặc tính bền, khó phân hủy của các sản phẩm nhựa, nilon đã và đang gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và các loài động thực vật trên trái đất. 

© Ảnh : Thanh traCác đại biểu tham gia tọa đàm.
Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiến dịch ra quân “Làm sạch biển” - Sputnik Việt Nam
Các đại biểu tham gia tọa đàm.

Trong phát biểu khai mạc, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Năm 2019, TP Đà Nẵng với số dân trên 1,1 triệu người, mỗi ngày có trên 1.100 tấn rác thải được thu gom và xử lý chôn lấp vệ sinh. Về hạ tầng kỹ thuật công tác thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn của TP thời gian qua có chiều hướng suy giảm, chưa thực sự đảm bảo, gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trong thành phần rác thải có sự gia tăng đáng kể thành phần rác thải nhựa và các loại khó phân hủy. Do đó, việc xác định, lựa chọn các giải pháp về quản lý, công nghệ, kỹ thuật để xử lý hiệu quả đối với rác thải là rất quan trọng đối với TP. Chính vì vậy, TP đã và đang tập trung cả về quản lý, đầu tư nhằm chuyển đổi công nghệ, tăng cường các nguồn lực từ thu gom - vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) để đáp ứng với Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR sinh hoạt đến năm 2025. 

Tháng 4/2019, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch thực hiện phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn từ nay đến năm 2025, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân TP thực hiện phân loại rác thải tại nguồn đối với 3 thành phần nhựa, giấy và kim loại. 

© Ảnh : Thanh traHàng ngàn người tham gia làm sạch biển Đà Nẵng.
Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiến dịch ra quân “Làm sạch biển” - Sputnik Việt Nam
Hàng ngàn người tham gia làm sạch biển Đà Nẵng.

Tại tọa đàm, đại biểu và các doanh nghiệp trình bày tham luận về “Bối cảnh chung của thế giới và kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 - Giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải nhựa hiện nay”; “Công tác tuyên truyền với phong trào chống rác thải nhựa”; “Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” - Những hành động tích cực từ các hiệp hội doanh nghiệp của Đà Nẵng”; “Doanh nghiệp du lịch hưởng ứng thực hiện phong trào chống rác thải nhựa”...

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng nhựa tiêu thụ tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018.

Việc lạm dụng sử dụng túi ni lông khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình để phân huỷ hoàn toàn các chất thải từ nhựa và ni lông phải mất hàng trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển. 

Chính vì những tác hại đó mà Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2019 được Liên Hợp quốc chú trọng, tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, theo đó khuyến khích tất cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa. 

© Ảnh : Thanh traThu gom rác thải trên bờ biển Sơn Trà.
Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiến dịch ra quân “Làm sạch biển” - Sputnik Việt Nam
Thu gom rác thải trên bờ biển Sơn Trà.

Năm 2019, Bộ TN&MT cũng đã chọn chủ đề “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” nhằm kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và đồng bào cả nước cùng chung tay, đồng lòng, quyết tâm hành động và thực hiện mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Đó là, đến năm 2021, các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; phấn đấu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. 

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng chỉ ra 5 vấn đề cần phải thực hiện, trong đó nhấn mạnh, đối với 28 tỉnh/TP có biển và các cơ quan đơn vị tại các địa phương ven biển cần tăng cường tổ chức các hoạt động ra quân làm sạch môi trường tại các bãi biển, khu vực ven bờ, trong đó tập trung vào việc thu gom, thu hồi các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; tổ chức bàn giao bãi biển, khu vực ven bờ đã làm sạch cho các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý để không tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường biển.

“Làm sạch biển”, “Chống ô nhiễm rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, “Chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương”… là những chủ đề tuyên truyền và hoạt động thiết thực mà Báo TN&MT đã triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức trong thời gian qua.

Trước đó, vào rạng sáng 28/9, lễ phát động ra quân hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2019” với hơn 2.000 người tham dự tại quận Sơn Trà.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала