Châu Á hiện nay thể hiện những gì với thế giới?
Nhấn mạnh hiện tượng được công nhận chung về sự phát triển kinh tế nhanh chóng của hầu hết các nước châu Á, thành công của họ trên con đường hiện đại hóa, Tổng thống Nga tập trung chú ý đến việc các nước châu Á đồng thời "duy trì bản sắc, bảo vệ truyền thống", chứng minh rằng sự phát triển bền vững của họ là có thể dựa trên cơ sở độc lập và tự cường. Theo V.V. Putin, người dân châu Á sử dụng những thành quả của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ «một cách hiệu quả, khôn ngoan». Nhà lãnh đạo Nga tin rằng đó là điều đúng quy luật, với kết quả như vậy, các quốc gia châu Á đang nỗ lực đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị thế giới. Tất cả điều này phù hợp, đáp ứng thực tế hiện đại.
V.V. Putin coi đây là một hiện tượng phát triển tích cực của thời đại chúng ta. Theo ý kiến của ông, «giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền, có thể phát triển những mối quan hệ thực sự tôn trọng lẫn nhau, mang tính thực tế và do đó — là những mối quan hệ có thể dự đoán được và bền vững”.
Trước những xu hướng này, Tổng thống kêu gọi hình thành một hệ thống toàn cầu, "trong đó các giá trị, ý tưởng, truyền thống khác nhau cùng tồn tại, tương tác và làm phong phú lẫn nhau, đồng thời bảo tồn và nhấn mạnh những đặc điểm và sự khác biệt của mình". Ông gọi đó là "một buổi hòa tấu của các mô hình phát triển, lợi ích quốc gia, văn hóa và truyền thống."
An ninh toàn cầu vẫn nằm trong chương trình nghị sự
Đương nhiên, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống đã dành một vị thế quan trọng đề cập đến đảm bảo an ninh quốc tế. Ông ghi nhận những thành công của chiến dịch quân sự Nga ở Syria, ghi nhận "lòng dũng cảm và khả năng thực hiện những bước khác biệt" về đường hướng Triều Tiên của Tổng thống Mỹ D.Trump, ông dừng lại cụ thể ở sáng kiến gần đây của chính sách ngoại giao Nga - «Khái niệm đảm bảo an ninh tập thể ở Vịnh Ba Tư».
Trong hoàn cảnh tất cả thay đổi trong chính trị thế giới, bất chấp sự xuất hiện của những thách thức mới, bất kể mối quan hệ giữa các quốc gia và dân tộc được xây dựng khó khăn như thế nào, cần duy trì trật tự thế giới dựa trên vai trò chủ đạo của luật pháp quốc tế.
«Một cong đường khác, dĩ nhiên, đầy rủi ro với những thảm họa toàn cầu đối với hầu hết nhân loại», - Tổng thống Liên bang Nga nhấn mạnh.
Đối với mối quan hệ liên kết của tất cả các quốc gia Á-Âu
Tất nhiên, cơ sở để xây dựng các mối quan hệ chính trị bình đẳng, định hướng tương lai, bao gồm giữa các nước châu Á là quan hệ đối tác kinh tế, mở ra triển vọng thực sự cho sự phát triển bền vững và lâu dài của tất cả các dân tộc.
Lưu ý điều này, Tổng thống đã thu hút sự chú ý của khán thính giả đối với những dự án thực sự đã được thực hiện hoặc gần với điều này. Tuyến thương mại Bắc-Nam sẽ đi từ các nước châu Âu qua lãnh thổ Nga và khu vực Caspi đến các quốc gia Trung Á, Iran và Ấn Độ. Một tuyến đường khác - "Châu Âu - Tây Trung Quốc" - sẽ kết nối các cảng của Nga ở Baltic với các cảng của biển Hoàng Hải. Tổng thống nhìn thấy tuyến đường "Bắc Cực - Siberia - Châu Á" đầy triển vọng. Ý nghĩa của nó là kết nối các cảng của Tuyến đường Biển Bắc với các cảng của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Đông Siberia và vùng trung tâm của Eurasia.
Tổng thống cũng tập trung vào các hoạt động của Liên minh kinh tế Á-Âu, đặc biệt là việc mở rộng quan hệ quốc tế. Đồng thời, ông nhấn mạnh sự kiện ký thỏa thuận về khu vực thương mại tự do với Việt Nam. Singapore đã làm theo ví dụ của Việt Nam, các cuộc đàm phán đang được tiến hành về việc ký kết các thỏa thuận tương tự với Israel, Ai Cập và Ấn Độ. Đã khởi động chương trình hợp tác giữa Ủy ban Á-Âu và ASEAN cho năm 2019-2020.
Có nghĩa là đã có nhiều hình thức hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức toàn cầu và các dân tộc trên thế giới. Nhiệm vụ, - như lời phát biểu của V.V. Putin tại Diễn đàn Valdai, là "cùng nhau hành động, vượt qua khuôn mẫu".