Hội nghị Trung ương 11: Vấn đề nhân sự là tuyệt đối bí mật

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNToàn cảnh khai mạc Hội nghị.
Toàn cảnh khai mạc Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vấn đề tổ chức-cán bộ là một trong các trọng tâm hàng đầu của Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XII). Các dự thảo báo cáo sẽ được công khai một phần, tóm tắt những luận điểm cơ bản. Còn vấn đề nhân sự là tuyệt đối bí mật.

Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XII) chính thức khai mạc ngày 7/10, tại Hà Nội. Dự kiến, chương trình nghị sự của Hội nghị kéo dài tới đầu tuần sau. Có hai nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị này. Đó là Báo cáo tổng kết 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 và Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ khóa XII;  Chuẩn bị dự kiến nhân sự bước 2 cho Ban chấp hành TW khóa XIII.

“Trong 2 vấn đề trên, các dự thảo báo cáo sẽ được công khai một phần, tóm tắt những luận điểm cơ bản. Còn vấn đề nhân sự là vấn đề tuyệt đối bí mật”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về những vấn đề chính trị bình luận với Sputnik.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân và Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng biểu quyết thông qua chương trình hội nghị.
Hội nghị Trung ương 11: Vấn đề nhân sự là tuyệt đối bí mật - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thi Kim Ngân và Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng biểu quyết thông qua chương trình hội nghị.

Những vấn đề gì sẽ được đề cập tại Hội nghị Trung ương 11?

Theo các nhà bình luận chính trị, liên quan tới các thành tựu về kinh tế, chắc chắn Hội nghị sẽ đề cập đến những thành công trong nhiệm kỳ khóa XII về việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, xây dựng quan hệ kinh tế với các khối, các quốc gia có thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và các nước Trung Á.

“Thành công này mở ra nhiều hướng đi mới, cơ hội mới trong khi kinh tế Việt Nam vẫn thúc đẩy quan hệ với thị trường Trung Quốc nhưng với "luật chơi" của thế giới trong khuôn khổ WTO”, - Một nhà phân tích nói với Sputnik.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.  - Sputnik Việt Nam
Hôm nay, khai mạc Hội nghị Trung ương 11

Riêng về công tác Xây dựng Đảng khóa XII, chắc chắn sẽ có những khác biệt lớn so với các báo cáo cùng về chủ đề này ở khóa IX, X và XI. Đó là việc tổng kết công tác chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới, kết hợp với việc tổng kết công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng đi đôi với việc chống suy thoái tư tưởng và đạo đức, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ Đảng viên, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng, làm hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TW 11, vấn đề trọng tâm của Hội nghị này là tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Do đó, vấn đề tổ chức-cán bộ mới là một trong các trọng tâm hàng đầu.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNCác đại biểu dự hội nghị.
Hội nghị Trung ương 11: Vấn đề nhân sự là tuyệt đối bí mật - Sputnik Việt Nam
Các đại biểu dự hội nghị.

Hội nghị cũng sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề chiến lược như: Dự thảo Báo cáo chính trị;  Dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030; Dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ khóa XII.

Vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập tới ở Hội nghị TW 11 hay không?

Theo một số nhà phân tích chính trị thì  Hội nghị TW 11 chắc chắn có bàn đến những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, nhưng đó không phải là nội dung chính. Bởi vì, Việt Nam có nhiều khía cạnh quan trọng khác trong quan hệ với Trung Quốc chứ không chỉ riêng vấn đề chủ quyền biển-đảo ở Biển Đông. Những diễn biến vừa qua cho thấy Việt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế nhưng không để cho các mâu thuẫn phát triển ra ngoài tầm kiểm soát. Vì thế, việc đấu tranh với Trung Quốc cả trên kênh ngoại giao và thực địa vẫn dựa trên cơ sở pháp lý và không sử dụng vũ lực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đề nghị nghiên cứu tình hình Biển Đông

“Mâu thuẫn về chủ quyền biển đảo không phải là mâu thuẫn bao trùm, chi phối toàn bộ quan hệ Việt - Trung. Vì vậy, vấn đề quan hệ với trung Quốc cũng như vấn đề chủ quyền ở Biển Đông không chiếm vị trí quan trọng nhất trong Hội nghị TW 11 (khóa XII)”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik .

Hơn nữa, trong bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vấn đề Biển Đông chỉ được đề cập rất vắn tắt:

"Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала