Sputnik đã nói chuyện với Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Venezuela Pedro Infante, cũng như với các vận động viên Venezuela về những khó khăn mà các vận động viên chuyên nghiệp Venezuela đang phải đối mặt.
“Giấy chứng nhận là tài liệu chính trong bất kỳ mọi sự kiện thể thao quốc tế, chứng minh tính hợp pháp và quyền tham gia sự kiện của vận động viên. Quy tắc này có hiệu lực tại Thế vận hội Olympic và tại mọi sự kiện thể thao khác. Điều này được gọi là quy định chính thức” - ông Pedro Infante nói.
Trong một năm rưỡi qua, chính phủ Venezuela đã mất hơn 6,5 triệu đô la vì cố gắng tuân thủ các nghĩa vụ cần thiết khi tham gia các cuộc thi đấu thể thao quốc tế và quốc gia. Về cơ bản, các quỹ phải mất thêm tiền cho các khoản thanh toán bổ sung do những trở ngại phát sinh từ việc chuyển tiền, đổi ngoại tệ đắt gấp đôi, trả thuế và các chi phí khác. Venezuela có 86 vận động viên sống ở nước ngoài, nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ cũng áp dụng đối với họ. Họ không thể nhận được các nguồn tài trợ cần thiết từ nhà nước, bởi vì cách duy nhất là chuyển tiền. Trong số các vận động viên như vậy có Yulimar Rojas, nữ vận động viên Venezuela đoạt huy chương bạc Thế vận hội Olympic 2016, đoạt nhiều giải vô địch thế giới, nhiều lần đoạt huy chương các cuộc thi đấu Pan American, Bolivar và Nam Mỹ. Hiện tại, Yulimar Rojas đang sống ở Tây Ban Nha.
Liên quan đến tình trạng này, chính phủ Venezuela buộc phải chuyển lương bằng tiền mặt, vì phải đảm bảo các điều kiện tập luyện chất lượng cao cho vận động viên.
"Chúng tôi không thể gửi trợ cấp cho họ vì không thể gửi séc tới Tây Ban Nha, vì vậy gần đây chúng tôi gửi tiền mặt cho họ", - Bộ trưởng nói.
Do không thể sử dụng thẻ ngân hàng và chuyển tiền từ Caracas, di chuyển với những chiếc phong bì đựng 10.000 USD là chuyện phổ biến đối với các vận động viên Venezuela.
Các vận động viên Venezuela, trong số đó có vận động viên cử tạ Jesus Trompo González, cũng lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ là lý do khiến cho tâm trạng bài ngoại đối với người Venezuela gia tăng ở Mỹ Latinh. Đội ngũ vận động viên Venezuela bị đón nhận lạnh lùng tại Thế vận hội Pan American ở Lima. Kết quả là chỉ có các vận động viên được phép tham gia sự kiện. Đội ngũ phục vụ của họ, gồm các huấn luyện viên và nhân viên y tế đã bị từ chối tiếp cận cuộc thi. Các vận động viên buộc phải thuê bác sĩ tư để duy trì thể trạng tốt trong suốt giải vô địch, với chi phí một buổi 50 USD.
Tại giải vô địch cử tạ hồi tháng 9, nhóm vận động viên Venezuela đã buộc phải bay với năm lần trung chuyển để đến Thái Lan, nơi diễn ra giải vô địch thế giới.
Năm 2018, không một thành viên nào trong đội quyền anh Venezuela được tham gia Thế vận hội Trung Mỹ và Caribe chỉ vì bị từ chối visa.
Việc phong tỏa thể thao Venezuela là một phần trong chiến lược trừng phạt kinh tế không chính thức đối với nước này. Mặc dù, theo các nguồn tin chính thức, hiệu suất thể thao sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, có một thực tế là đất nước có thể bị mất cả một thế hệ vận động viên. Nhiều VĐV tài năng ở Venezuela có thể trở thành nhà vô địch và ngôi sao thể thao, nhưng trong điều kiện như hiện nay, điều đó là không thể.