Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội: Căng thẳng ở Bãi Tư Chính và Biển Đông

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVN Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, nhân dân bày tỏ sự lo lắng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu vào khu vực bãi Tư Chính, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

Cuộc tiếp xúc cử tri lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được dư luận quan tâm đặc biệt, nhất là trong bối cảnh Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa kết thúc.

Quang cảnh toạ đàm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông

Sáng 15.10.2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV.

Được biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiến hành tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, cùng lắng nghe và thảo luận những vấn đề quan trọng của đất nước, thu hút sự quan tâm của nhân dân thời gian qua.

Phát biểu trước lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Văn Đoàn (phường Cống Vị, Ba Đình) thể hiện niềm vui khi có sự hiện diện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.

“Thấy đồng chí khỏe mạnh, chúng tôi cũng cảm thấy vui mừng, phấn khởi”, Dân Trí dẫn lời cử tri Nguyễn Văn Đoàn cho biết.

Căng thẳng ở Bãi Tư Chính, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Đi vào những nội dung phản ánh cụ thể, cử tri phường Cống Vị bày tỏ sự tin tưởng với Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong quyết tâm, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền lãnh thổ trên đất liền và biển đảo của Tổ quốc.

Tàu khu trục tên lửa USS McCampbell lớp Arleigh Burke - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tuyên bố rằng tàu khu trục Mỹ bơi vào quần đảo Hoàng Sa mà không xin phép

Cử tri Nguyễn Văn Đoàn đề cập những trăn trở, lo lắng trước những thông tin về tình hình Biển Đông trong thời gian qua. Cử tri Hà Nội thấu hiểu đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn. Vì vậy, theo ông Đoàn, nhiệm vụ cấp thiết là phải bồi dưỡng cho các thế hệ tương lai biết rõ những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông.

“Bằng chứng lịch sử rất xác đáng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”, cử tri Nguyễn Văn Đoàn khẳng định và đề nghị các nhà khoa học cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình sách giáo khoa.

Phát biểu về vấn đề này, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo (phường Điện Biên, Ba Đình) nhấn mạnh, nhân dân đang rất quan tâm và lo lắng trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, việc Trung Quốc ngang nhiên đưa ràu vào khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam (khu vực Bãi Tư Chính) bất chấp luật pháp quốc tế.

“Nhân dân mong Đảng, Nhà nước có những quyết sách để bảo vệ vững chắc thềm lục địa và lãnh hải của tổ quốc”, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo bày tỏ.

Phòng chống tham nhũng, kỷ luật cán bộ, làm sạch đội ngũ trong Đảng

Cũng tại Hội nghị lần này, vấn đề phòng, chống tham nhũng, công tác cán bộ cũng nhận được sự quan tâm của cử tri Hà Nội.

Nguyên thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. - Sputnik Việt Nam
Kỷ luật 3 thứ trưởng Bộ GTVT, xóa tư cách nguyên Thứ trưởng với ông Nguyễn Hồng Trường
Bình luận về công tác này thời gian qua, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo cho rằng, vấn đề tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối trong xã hội, đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều lĩnh vực.

“Có thể nói cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra gay go, quyết liệt”, cử tri phường Điện Biên phản ánh với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Theo lời cử tri Nguyễn Mạnh Hảo, nhân dân bày tỏ sự đồng tình với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng vẫn luôn có quyết tâm cao chống “giặc nội xâm”.

Tuy nhiên, theo cử tri Hà Nội, vẫn còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, bởi kết quả vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân. Theo ông Nguyễn Mạnh Hảo, những giải pháp trong phòng, chống tham nhũng vừa qua chưa thực sự đủ sức răn đe, trong khi đó, hành vi tham nhũng đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp.

“Nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã được phanh phui, xét xử công khai nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở cho những người có chức quyền lộng hành”, cử tri Hảo phát biểu và cho rằng, trong vấn đề này việc thu hồi tài sản vẫn còn rất hạn chế.

Ông Nguyễn Mạnh Hảo thay mặt cử tri nêu mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ có biện pháp mạnh tay và cương quyết hơn nữa trong công cuộc phòng, chống tham nhũng.

“Muốn làm được thì phải có đội ngũ trong sáng; phải tịch thu tài sản của những người tham nhũng, không để hiện tượng hi sinh đời bố, củng cố đời con”, ông Hảo nhấn mạnh.

Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa rồi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, sau khi xem xét các tờ trình của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung 4 Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng khoá X, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Trương Minh Tuấn, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.  - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo

Theo đó, tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó có 1 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị và 4 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, 14 đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, 1 đồng chí nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 đồng chí Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, 5 đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh uỷ và 17 đồng chí là tướng lĩnh; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự; Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã kỷ luật 7 tổ chức đảng (Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải, Ban Thường vụ Đảng uỷ Ngoài nước, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc).

“Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta. Đề nghị từng đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất khôn lường”, lãnh đạo Đảng đau lòng nói.

Về kiện toàn công tác cán bộ trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh:

“Chúng ta đang tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, phải kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ những cán bộ vi phạm, thoái hoá, biến chất! Bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí ở Hà Nội, TP.HCM

Cũng tại Hội nghị lần này, cử tri Hà Nội bày tỏ sự lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí ở thủ đô và TP.HCM cũng như trên nhiều địa phương trên cả nước.

Ông Mẫn Văn Mai (phường Xuân La, Tây Hồ) phát biểu nêu những vấn đề nổi cộm liên quan đến ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Có thông tin Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, còn TPHCM ô nhiễm thứ 2. Hiện TP Hà Nội đã xác định được nồng độ ô nhiễm hay chưa, nếu đã có thì có biện pháp gì xử lý hay không?”, cử tri Mai trăn trở.

Cử tri phường Xuân La đánh giá thẳng thắn, thành phố Hà Nội cùng các ban ngành chưa kiên quyết trong việc xử lý ô nhiễm không khí. Cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường kịp thời, thỏa đáng, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân cũng như để cử tri được yên tâm.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức vào hôm qua, ngày 14.10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức thừa nhận, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong năm nay có khác thường so với mọi năm và ô nhiễm cục bộ tăng lên.

“Theo thống kê cho thấy, riêng tháng 9/2019 thời tiết ít mưa nhất trong 6 năm trở lại đây, thời tiết khí hậu, đầu tháng 9 xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, bụi không phát tán lên cao nhiều như mọi khi. Nguyên nhân cũng do giao mùa, ở khu vực ngoại thành Hà Nội bà con đốt rơm rạ khói ảnh hưởng 1 phần không khí của Thủ đô. Tháng 3.2019 bộ đã quan trắc và có cảnh báo nguyên nhân trước đây đã có nếu không kiểm soát vẫn tồn tại từ các nguồn phác thải từ giao thông, xây dựng trong nội đô và chính thói quen sinh hoạt của người dân sẽ tác động xấu đến môi trường đặc biệt là môi trường không khí”, vị Phó Tổng cực trưởng thừa nhận.

Ông Hoàng Văn Thức thông tin rằng, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa kiểm soát được hệ thống các phương tiện giao thông còn đang lạc hậu, nguồn khí thải phát ra tự các phương tiện này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng không khí.

“Chúng tôi đang có đề nghị các ngành các địa phương cùng chung tay tác động, giải quyết đồng bộ vấn đề này”, ông Thức nhấn mạnh.

Dữ liệu thu được từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 12-29.9.2019, nồng độ bụi PM2.5 đều có xu hướng tăng, đặc biệt từ 15-17.9 và 23-29.9 có thời điểm tăng hơn 75% giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ đều vượt tiêu chuẩn quy quy chuẩn của Việt Nam. Qua việc theo dõi, phân tích số liệu quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy, xu hướng biến động của PM10 và PM2.5 tại thành phố Hà Nội, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân khiến PM2.5 tăng cao trong thời gian vừa qua được xác định là do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала