Theo giải thích của Ủy ban Nobel trên Twitter, giải thưởng danh giá được trao vì "cách tiếp cận thử nghiệm trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu". Chính xác, những người đoạt giải Nobel mới đề xuất phương cách vượt qua nghèo đói như thế nào trong tài liệu của Sputnik.
Cách tiếp cận vấn đề triệt để
Abhijit Banerjee và Esther Duflo - đồng tác giả của phương pháp khoa học thế giới về các thử nghiệm ngẫu nhiên (RCTs), cho phép nghiên cứu hành vi của công dân các nước nghèo, chính xác hơn - phản ứng của họ đối với cuộc sống mới và hoàn cảnh kinh tế mới.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, Banerjee và Duflo đã bán lưới chống muỗi ở Kenya theo giá thị trường và giảm giá (được trợ cấp một phần), và cũng cung cấp chúng miễn phí. Kết luận chỉ đáp ứng mong đợi được một phần: nhu cầu rất phụ thuộc vào giá cả, nhưng không phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng. Đó là, những người tương đối giàu có đã mua lưới với giá thị trường cũng miễn cưỡng như người nghèo. Mặc dù có nguy cơ thực sự mắc bệnh sốt rét.
Ngoài ra, các nhà kinh tế đã nghiên cứu hành vi của nhân viên thuộc lĩnh vực xã hội (giáo viên và bác sĩ) ở các nước nghèo tùy thuộc vào mức lương, sở thích tiết kiệm của công dân và sử dụng tín dụng vi mô, sẵn sàng thành lập doanh nghiệp nhỏ, và nhiều điều khác.
Esther Duflo, who runs field experiments that measure different ways to save the world, was just awarded the Nobel Prize in Economic Sciences. Revisit Ian Parker’s Profile, from 2010. https://t.co/Q1HeVRA65j
— The New Yorker (@NewYorker) October 14, 2019
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu thu thập được bằng phương pháp RCT, và tìm thấy quy luật chung trong kết quả. Dựa trên điều này, Banerjee và Duflo đã phát triển một bộ khuyến nghị để chống lại nghèo đói ở các nước thế giới thứ ba. Cuốn sách của họ: Cách tiếp cận cấp tiến về cách chống đói nghèo toàn cầu, đã được xuất bản năm 2011 và ngay lập tức trở thành một cuốn sách khoa học bán chạy nhất.
Lời khuyên có giá trị
Kết luận chính của những người đoạt giải Nobel là: để thoát khỏi bẫy nghèo, con người cần một động lực kinh tế mạnh mẽ, sau đó họ có thể tự mình tiến lên phía trước. Ở đây có nhiều phương án lựa chọn khác nhau.
BREAKING NEWS:
— The Nobel Prize (@NobelPrize) October 14, 2019
The 2019 Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel has been awarded to Abhijit Banerjee, Esther Duflo and Michael Kremer “for their experimental approach to alleviating global poverty.”#NobelPrize pic.twitter.com/SuJfPoRe2N
Ví dụ, nên áp dụng các công nghệ y tế với chi phí thấp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: " tiêm vắc-xin cho trẻ em, thuốc tẩy giun sán, tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ tương lai, cung cấp vitamin B để chống mù lòa, viên sắt và bột tăng cường sắt để chống bệnh thiếu máu".
"Mục tiêu chính của chính sách y tế ở các nước nghèo là tối đa hóa khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe dự phòng cho người nghèo Banerjee và Duflo tin tưởng. Tại các nguồn nước gần đó nên bố trí các điểm cung cấp thuốc tẩy miễn phí, cần khen thưởng cho phụ huynh vì đưa con em của họ tiêm phòng, khuyến khích trẻ em đến trường, cung cấp thuốc tẩy giun miễn phí và bổ sung dinh dưỡng; cần nguồn vốn đầu tư quốc gia vào cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh."
Những người đoạt giải Nobel cũng ủng hộ "chuyển tiền mặt vào quỹ khuyến học", quy định chặt chẽ đối với các ngân hàng, buộc họ phải ưu tiên cho vay đối với các dự án có ý nghĩa xã hội, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đặc biệt là ở các làng ở nông thôn, nơi sinh sống của công dân thu nhập thấp) và cung cấp "chỗ làm tốt", trợ cấp cho việc di chuyển dân từ nông thôn đến thành phố và nhiều việc khác nữa.
Cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người trong cộng đồng khoa học đều ủng hộ khuyến nghị của Banerji và Duflo. Những người phê bình nói rằng ở hầu hết các thành phố thuộc thế giới thứ ba đã có nhiều số lượng người di cư nhiều hơn số lượng việc làm tốt, vì vậy cơ sở kinh tế vĩ mô của "một công thức" như vậy có vẻ đáng ngờ. Nhưng khiếu nại chính nhằm vào điểm sau: những người đoạt giải thực tế không xem xét cơ sở tài chính cho khuyến cáo của họ.
Không rõ liệu tất cả những điều này có thể được thực hiện mà không có sụp đổ ngân sách nhà nước và làm thế nào để tránh nạn tham nhũng, bởi vì sẽ gia tăng hiện tượng phân chia giai cấp của người nghèo và người giàu sau khi thực hiện chương trình biện pháp của Banerjee và Duflo.
Công nghệ khoa học giảm phát triển dân số
Michael Kremer là một trong những chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu về khuyến khích kinh tế. Ông đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của phương pháp RCT do Banerjee và Duflo phát triển, và cũng đề xuất khái niệm phát triển kinh tế của riêng mình - "học thuyết vòng O". Trên cơ sở đó, nhà khoa học, đặc biệt, đã phát triển một cơ chế hiệu quả để kích thích tiêm chủng ở các nước nghèo, và cũng đưa ra lời giải thích thuyết phục nhất cho sự tăng trưởng của dân số thế giới quan sát được vào giữa thế kỷ trước.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của Kremer: "Tăng trưởng dân số và thay đổi công nghệ: Từ một triệu năm trước Công nguyên đến năm 1990", trong đó ông dựa trên mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn do ông thiết lập đã kiểm tra giả thuyết nổi tiếng rằng phát triển công nghệ ức chế tăng trưởng dân số.
Giả thuyết đã được xác nhận: mô hình Kremer cho thấy trong phần lớn lịch sử, dân số tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển công nghệ, trong khi về mặt lịch sử, điểm khác biệt của các quốc gia có dân số ban đầu lớn là sự tiến bộ nhanh hơn về công nghệ.
Tuy nhiên, trong khoảng ¼ cuối của thế kỷ 20, tình hình đã thay đổi hoàn toàn: đô thị hóa dẫn đến sự tăng tốc phát triển công nghệ và đồng thời, tăng trưởng dân số bắt đầu chậm lại. Kết quả là, trong thế kỷ XXI, một trong những vấn đề chính của nhân loại sẽ là sự suy giảm dân số, đặc biệt là ở các nước phát triển.