Tác giả của bài báo cũng gọi nơi Liên Xô giam giữ tù binh chiến tranh Nhật Bản mà một phần trong số đó đã chết và mất tích trong các trại tập trung của Liên Xô, là “tội ác nhà nước”.
Tháng 2/1945, tại Hội nghị Yalta, ba nhà lãnh đạo của các nước liên minh chống Hitler là Joseph Stalin, Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã ký một thỏa thuận, theo đó Liên Xô phải đứng về phía quân đồng minh tiến hành chiến tranh chống Nhật từ hai đến ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến sự ở châu Âu kết thúc với điều kiện trả lại vùng phía nam Sakhalin và chuyển giao quần đảo Kuril cho Liên Xô.
Vào tháng 8 - đầu tháng 9 năm 1945, Chiến dịch tấn công chiến lược Mãn Châu của quân đội Liên Xô đã được thực hiện với mục đích đánh bại Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản, giải phóng các tỉnh phía đông bắc và phía bắc Trung Quốc (Mãn Châu và Nội Mông), bán đảo Liaodong, Triều Tiên, loại bỏ đầu cầu xâm lược và căn cứ kinh tế - quân sự lớn của Nhật trên lục địa châu Á.
Kết quả cuộc chiến tranh là Liên Xô đã chính thức lấy lại phần lãnh thổ đã bị Tokyo sáp nhập từ Đế quốc Nga hồi cuối cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905 (miền nam Sakhalin và tạm thời là khu vực Kwantung với cảng Arthur và Dalniy), cũng như nhóm chính của Quần đảo Kuril được nhượng lại trước đó cho Nhật Bản vào năm 1875 và phần phía nam của Quần đảo Kuril, bao gồm các đảo Kunashir, Iturup và Shikotan, được công nhận của Nhật bởi Hiệp ước Shimod năm 1855.
Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa công nhận mất mát lãnh thổ cuối nêu trên, Tokyo đang đòi trả lại quần đảo Nam Kuril như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình. Chính phủ Nhật Bản hiện vẫn tuân thủ lập trường này, gây cản trở cho việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Nga, với tư cách là quốc gia kế thừa Liên Xô.