“Thất bại choáng váng” – cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Sài Gòn tái diễn ở Syria

© AP Photo / Shakh Aivazov Quân nhân Mỹ
 Quân nhân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không phải ngẫu nhiên mà tin đội quân Mỹ rút khỏi Syria gợi lên hình ảnh sự sụp đổ của Sài Gòn 45 năm trước, phóng viên Richard Spencer chuyên về Trung Đông của tờ của The Times nhận xét.

Giống như cuộc chiến tranh Việt Nam, xung đột Syria đã thành cùng một kiểu phiêu lưu quân sự mà Hoa Kỳ phát động vì nguyên do ý thức hệ và kết thúc bằng một cuộc rút chạy, - tác giả viết.

Binh sĩ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Liên minh của Mỹ phá hủy căn cứ ở Syria sau khi rút quân

Hồi kết ô nhục

“Ở một nơi nào đó trên sa mạc miền đông Syria, các lính Mỹ hối hả nhảy vào trực thăng - họ là những người cuối cùng được rút khỏi sứ mệnh đã kết thúc non yểu và ô nhục”, - phóng viên Richard Spencer của The Times mở đầu như vậy trong bài viết về sự kiện Mỹ rút quân khỏi Syria.

Theo nhận xét của tác giả, chẳng cần nghi ngờ gì, các cư dân địa phương làm việc cho người Mỹ sẽ van vỉ mang họ đi cùng, bởi tương lai của số người này “trong vũ trụ chính trị do chế độ Syria hoặc dân quân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát” có vẻ không lấy gì làm sáng sủa.

Mặc dù kết cục lần này không nổi bật như cuộc rút chạy song song với mốc sụp đổ của Sài Gòn 45 năm trước, nhưng vẫn không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, nhà báo đánh giá.

Binh sĩ Mỹ tại trận địa ở thành phố Manbij miền bắc Syria - Sputnik Việt Nam
Quân Mỹ rút khỏi căn cứ ở khu vực Manbij của Syria
“Khi đó, giống như bây giờ, chuyến phiêu lưu chiến tranh của quân đội Mỹ mà Hoa Kỳ phát động bởi lý do ý thức hệ đã kết thúc bằng cuộc rút lui”, - nhà báo Spencer hồi tưởng.

Khác biệt là ở chỗ hôm nay, không phải quân đội Mỹ bị đánh bại trong chiến sự, mà là các chính trị gia Mỹ đã thua đau về tư duy chiến lược.

Không chỉ Trump có lỗi

Theo quan điểm của phóng viên The Times, rút quân khỏi Syria không chỉ là thất bại của riêng Donald Trump. Trước ông ta, người tiền nhiệm Barack Obama đã quyết định can thiệp vào xung đột Syria, tuy luôn thiếu quyết đoán về cách thức nên hành động như thế nào và cố tìm "giải pháp hoàn hảo cho cuộc xung đột rõ ràng không hoàn hảo", trong khi những cầu thủ khác sử dụng sơ đồ đơn giản hơn.

Dưới thời Obama, Hoa Kỳ đã tìm cách lật đổ "chế độ", nhưng lại không muốn dùng quân sự như phương pháp hành động duy nhất. Họ cấp trang bị cho chiến binh nhưng các vũ khí đó không đủ để chiến thắng trong thực chiến, mà lại chỉ đủ để biến phiến quân thành mục tiêu. Họ cũng đe dọa đáp trả trong trường hợp “sử dụng vũ khí hóa học”, nhưng thực tế không làm gì cả.

Cuối cùng, Obama quyết định liên minh với lực lượng dân vệ - cánh Thổ Nhĩ Kỳ Syria của Đảng Công nhân Kurdistan – là đối tượng “đỡ hung hãn hơn” trong cuộc đấu tranh chống “Nhà nước Hồi giáo”*, trong đó không ủng hộ tham vọng tự trị của người Kurd và chưa bao giờ thử dùng đòn bẩy ngoại giao hoặc kinh tế để thuyết phục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đồng ý với lối giải quyết tương tự.

Mỹ triển khai quân và xe bọc thép trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria - Sputnik Việt Nam
Mỹ rút lực lượng khỏi biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trái với thỏa thuận

Tuy nhiên, cho dù chính sách của Obama có “zich zắc” khó hiểu thế nào chăng nữa, Donald Trump vẫn vượt mặt, - tác giả lưu ý. Tính đến chuyện khu vực do Hoa Kỳ bảo vệ ở đông Syria là thừa hưởng từ người tiền nhiệm, một tuyên bố chắc chắn từ phía Washington lẽ ra có thể đảm bảo cho nó quy chế bảo hộ bán chính thức - như những gì George Bush-cha đã làm với Kurdistan Iraq năm 1991 - nhưng Trump đã không lựa chọn phương án như thế.

Quả thực, quyết định của Trump – cho rút quân – là phù hợp với tuyên bố trước bầu cử rằng sẽ rời khỏi Trung Đông, tuy nhiên trái với lời hứa duy trì áp lực với Iran và bảo vệ lợi ích của nước Mỹ về phần chống lại ảnh hưởng của LB Nga, - nhà báo của The Times nhấn mạnh.

Nước cờ của Nixon

Theo quan điểm của phóng viên The Times, Trung Đông không còn là ưu tiên của Trump - giống như Đông Nam Á đã không còn là ưu tiên của Tổng thống Nixon vào thời điểm rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Như tác giả nhắc nhở, vào thời điểm đó, Nixon đã bắt tay với Trung Quốc, "thương lượng vẽ lại bản đồ chính trị Á-Âu và thế giới trước cả một thế hệ", còn các sự kiện ở Đông Nam Á là đợt diễn tập đẫm máu trong "cuộc chơi dài để kiềm chế Liên Xô".

“Tổng thống Nixon đã bận tâm với trận đấu cờ quốc tế, sắp xếp bố trí lại các nhân vật mà trong đó chủ chốt là người đứng đầu cơ quan đối ngoại Henry Kissinger. Chỉ 15 năm sau, nỗi ô nhục của những ngày cuối cùng ở Sài Gòn được đền bù bằng khúc khải hoàn khi Liên Xô sụp đổ”, - tác giả viết.

Không rõ Trump đang tính đến khoản đền bù nào cho “thất bại choáng váng” mới đây, và không rõ thật ra ông ta có kế hoạch gì chăng về chuyện này, nhà báo của The Times kết luận.

* “Nhà nước Hồi giáo” (IS) - tổ chức khủng bố bị cấm ở LB Nga

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала