Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Bộ Phim tài liệu “Nam Hải-Nam Hải” của Trung Quốc được sử dụng như một công cụ tuyên truyền sai sự thật

© AP Photo / Ritchie B. TongoBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Trung Quốc lưu hành bộ phim tài liệu với tên gọi sai sự thật, là “Nam Hải-Nam Hải” - mà thực chất là Biển Đông của nước Việt Nam, là ví dụ cho thấy rõ ràng nước này tiếp tục tìm mọi cách hợp pháp hóa để âm mưu độc chiếm Biển Đông, báo VOV đưa tin.

Nguy hiểm hơn, trong loạt phim tài liệu dài kỳ này, Trung Quốc không chỉ lừa dối trắng trợn nhân dân Trung Hoa bằng những chia tiết sai sự thật, mà còn lồng ghép nhiều nội dung xuyên tạc chủ quyền Biển Đông của Việt Nam. Núp dưới bóng là một bộ phim tài liệu nói về giá trị của đại dương với những giá trị to lớn của các sản vật trong long đại dương bao la, nhưng theo GS. TS. Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử gần nửa thế kỷ nay, ngay việc dùng tên “Nam Hải” đã bộc lộ một âm mưu thôn tính.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh

“Cách gọi là biển Nam Hải cũng chưa thật chính xác, họ gọi Nam Hải nghĩa là vùng biển phía Nam của nước họ, nhưng thực ra, chúng ta đã có tên từ lâu rồi, đó gọi là Biển Đông. Biển Đông là vùng biển mà chúng ta đang sở hữu mà Trung Quốc gọi như vậy là 1 cách bao trùm, sai sự thật ngay từ tên gọi. Trong bộ phim này, họ đã dùng thủ đoạn rất tinh vi lồng ghép thông tin sai lệch giấu trong những thước phim về vẻ đẹp hùng vĩ của biển khơi. Trong đó có 1 chi tiết sai sự thật rằng “Trung Quốc quản lý Biển Đông từ thời nhà Hán” là một sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ”, GS. TS. Trịnh Sinh nói.
GS. TS. Trịnh Sinh phân tích: “Chứng cứ khảo cổ cho thấy rằng, trước thời nhà Hán, người Việt Cổ, rõ rệt là từ thời đồ đá mới, đã khai thác mạnh mẽ trên Biển Đông, sau hơn một chút là thời văn hóa Đông Sơn. Họ khai thác và còn chứng cứ rõ ràng khi đã có di chỉ khảo cổ về thuyền bè đi trên biển có khắc trồng đồng Đông Sơn rất rõ. Họ đã giao lưu văn hóa thông thương rộng lớn trên Biển Đông hình thành con đường giao lưu trống đồng khắp Đông Nam Á. Chúng tôi đã chứng minh một cách rất cụ thể rằng trống đồng của người Việt có ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và cả vùng Hoa Nam Trung Quốc nữa. Như vậy rõ ràng người Đông Sơn đã làm chủ Biển Đông 1 cách cụ thể. Như vậy để nói nhà Hán quản lý Biển Đông là vô căn cứ. Trong khi đó, nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc, do chính người dân nước họ ghi lại đã trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam chúng ta. Theo sử liệu, khi nhà Hán thay nhà Tần xâm chiếm về phương Nam, dù thời điểm đó chiếm được 3 nước Việt là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt, nhưng Tây Hán cũng không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực Biển Đông”.  

Không chỉ trong 1 giai đoạn mà trong chính sử Việt Nam đều có ghi chép về quá trình quản lý, khai thác Biển Đông của cha ông ta xuyên suốt mấy nghìn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Những chiến công hiển hách của nhân dân trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược thời Ngô, Tiền Lê, Lý, Trần, Nguyễn đều gắn với vùng biển.

Quang cảnh toạ đàm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông

Vào thế kỷ XVI, nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Hay trong các cuốn chính sử như “Toản tập Thiên Nam tư chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá thế kỷ XVII, “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII … đến những tác giả thuộc “Quốc sử quán triều Nguyễn” đã biên soạn nhiều công trình có giá trị như “Đại Nam thực lục”, “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ”, hay “Khâm định Việt sử thông giám”…. Đều liên tục khẳng định chủ quyền thống nhất của nước ta trên Biển Đông.

Trong bộ phim mang tên “Nam Hải – Nam Hải” còn có những lời bình xuyên tạc và những hình ảnh chụp từ mặt đất và trên không về các bãi cát, rạn đảo, đưa khách du lịch lên các đảo của ta. Không đừng ở đó, họ còn thành lập thành phố trẻ Tam Sa bao gồm các vùng đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

© Ảnh : vovGS. TS. Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo.
Bộ Phim tài liệu “Nam Hải-Nam Hải” của Trung Quốc được sử dụng như một công cụ tuyên truyền sai sự thật - Sputnik Việt Nam
GS. TS. Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo.
Theo GS. TS. Nguyễn Bá Diến, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, đó là những vi phạm nghiêm trọng những chuẩn tắc của luật pháp quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký cam kết.

“Đó là một chiến thuật trong tổng thể của họ thực hiện bành trướng. Mục tiêu mỹ miều dưới ngôn ngữ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là “giấc mộng Trung Hoa. Nhưng họ không đi theo con đường văn minh là tuân theo những chuẩn tắc của luật pháp quốc tế, không tuân theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Luật biển năm 1982 và hàng loạt các điều luật quốc tế mà nhân loại tiến bộ đã xây dựng, mà trong đó Trung Quốc đã cam kết. Họ không đi theo chuẩn tắc đó”, GS. TS. Nguyễn Bá Diến nói.

Theo các chuyên gia, không chỉ thách thức dư luận quốc tế, Trung Quốc còn lừa dối trắng trợn nhân dân nước họ như cách họ vẫn cố làm bao năm nay là truyền tải những câu chuyện về Biển Đông phi thực tế.

Việc công chiếu bộ phim tài liệu “Nam Hải – Nam Hải” cho thấy, họ đang sử dụng theo chiến thuật “tam chủng chiến pháp”, dùng truyền thông để xoay chuyển tình hình, tiếp tục những bước đi mới nhằm hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông một cách phi lý./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала