IMF dự đoán nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Đâu là lý do?

© AP Photo / Vincent YuNgân hàng Trung Quốc
Ngân hàng Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại dưới 6% trong năm tới, theo dự báo của IMF. Trong bản báo cáo World Economic Outlook (Triển vọng kinh tế thế giới), các chuyên gia IMF dự kiến tăng trưởng trong năm 2020 sẽ không quá 5,8% - thấp hơn so với 6,1% theo kế hoạch ban đầu.

Các nhà kinh tế IMF cho rằng sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc do các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài và bên trong nội tại. Điều đầu tiên, nền kinh tế Trung Quốc chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Theo kết quả vòng đàm phán lần thứ 13, hai bên đã đạt được thỏa thuận tạm thời liên quan đến việc Trung Quốc mua một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp của Mỹ để đổi lấy lời hứa của Trump không tăng thuế từ 25 đến 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên mức thuế hiện tại vẫn còn hiệu lực và vẫn có thể tăng thêm trong tháng 12. Theo ước tính của IMF, do chiến tranh thương mại, sản lượng thế giới sẽ giảm 0,8% vào năm 2020, tương đương với 700 tỷ USD.

Đồng thời, sản xuất tại Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm ít nhất 2%. Do đó tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.

đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại của Mỹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Trung Quốc

Nhưng Trung Quốc cũng chịu áp lực từ những nguyên nhân nội bộ. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, Trung Quốc kích thích nền kinh tế bằng tín dụng. Phát triển tình trạng ngân hàng đen, và các khoản nợ chính quyền địa phương - chính thức nằm trên bảng cân đối của các công ty tư nhân gọi là LGFW. Xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn được thực hiện bằng các khoản tín dụng. Biện pháp này thực sự giúp hỗ trợ tăng trưởng GDP trong tình huống khủng hoảng.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã phá vỡ kế hoạch. Nền kinh tế bắt đầu chậm lại đáng kể, và cần đến những ưu đãi mới. Do đó chính quyền liên tục hạ thấp yêu cầu dự trữ của các ngân hàng để giải phóng thanh khoản mới. Thuế VAT cho sản xuất giảm từ 16 xuống 13%, cho vận tải, xây dựng và các lĩnh vực khác - từ 10 xuống 9%. Ngoài ra Trung Quốc giảm các khoản đóng góp bắt buộc của người sử dụng lao động vào các quỹ bảo hiểm xã hội từ 20 đến 16%. Theo ước tính của OECD, kích thích tài khóa của Trung Quốc tương đương 4,25% GDP năm 2019 - cao gần gấp hai lần so với một năm trước đó.

Trung Quốc sẽ tiếp tục tối ưu hóa các thỏa thuận để duy trì tăng trưởng, Mei Xinyu, chuyên gia tại Trung tâm Hợp tác Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik.

Nhà máy tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm kỷ lục trong 27 năm qua: "Thấm đòn" chiến tranh thương mại
“Một số rủi ro đã tích lũy trong nền kinh tế Trung Quốc, và chúng tôi đã giảm thiểu những điều này trong vài năm qua. Trong quá trình này, tất nhiên có một số áp lực lên nền kinh tế. Nhưng khả năng những rủi ro được nhận thấy là gì? Tôi đánh giá ở mức khoảng 50%. Vì để duy trì tăng trưởng ổn định nền kinh tế, các chính sách, biện pháp tín dụng vẫn còn dư địa cho không gian pháp lý. Có lẽ trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc có nhiều cơ hội nhất để xoay chuyển điều tiết. Ngoài ra nếu phát sinh rủi ro trong nền kinh tế, hệ thống cho phép nhanh chóng đưa ra phản ứng pháp lý phù hợp, thực hiện các biện pháp ổn định tăng trưởng. Trung Quốc không có đối thủ trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực chính sách tiền tệ và tài chính, Trung Quốc vẫn có thể cải thiện cơ cấu chi tiêu, giảm tiêu dùng quá mức, tăng tài chính cho sản xuất và năng suất lao động. Điều đặc biệt cần thiết là phải loại bỏ các dự án hiệu quả thấp, không có lợi nhuận để chính sách tài khóa của nhà nước có hiệu quả hơn”.

Theo thống kê, trong quý ba, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6% tính theo năm. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992. Mặt khác, theo các chuyên gia IMF, những người đã chuẩn bị bản báo cáo World Economic Outlook, bản thân sự suy giảm không quá quan trọng đối với Trung Quốc. Đất nước đang tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của mình. Một sự định hướng lại từ đầu tư sang tiêu dùng trong nước sẽ khiến Trung Quốc vững vàng hơn trước những cú sốc bên ngoài, và tăng trưởng chất lượng hơn, mặc dù không quá nhanh. IMF cho biết không có quốc gia nào tăng trưởng ở mức 10,8 hoặc 7% mỗi năm. Đây là một quy tắc mới.

Tuy nhiên đối với phần còn lại của thế giới, sự chậm lại của Trung Quốc sẽ mang đến những rủi ro lớn hơn nhiều, chuyên gia nói.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
“Đà phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tiếp tay cho đối thủ”
“Từ đầu thế kỷ này, đóng góp của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế thế giới chủ yếu ở mức 30%. Và trong một số năm, đạt tới 40%. Đây là quốc gia tăng nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. Nếu Trung Quốc tăng chậm lại, tất nhiên điều này sẽ không phải là tin tốt cho tất cả các đối tác thương mại, cho dù họ xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc hay thu hút công nghệ và đầu tư từ Trung Quốc. Trong mọi trường hợp, tác động sẽ rất lớn”.

Tuy nhiên, Trung Quốc, như chuyên gia lưu ý, đang cải thiện môi trường đầu tư trong nước để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bao gồm cả các công ty quốc tế. Gần đây, Nhà nước Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế có hiệu lực đối với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Bây giờ các công ty tham gia vào lĩnh vực này có thể thành lập doanh nghiệp của họ ở Trung Quốc với 100% vốn nước ngoài. Những sửa đổi mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала