"Đúng, thực sự là, khi chúng tôi bay đến đây, chúng tôi cũng mới biết rằng chính quyền Đan Mạch vừa cấp giấy phép hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ cho dự án. Chúng tôi hoan nghênh quyết định này", - ông Putin chia sẻ trong phần họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban, trả lời câu hỏi về quan điểm của Đan Mạch đối với dự Dòng chảy Phương Bắc- 2.
Trước đó, Đan Mạch phê chuẩn việc xây dựng "Dòng chảy Phương Bắc- 2".
“Đan Mạch đã thể hiện mình là một quốc gia thành viên có trách nhiệm trong đối thoại các vấn đề quốc tế, bảo vệ lợi ích và chủ quyền Tổ quốc, cân nhắc đến lợi ích chung của các đối tác chính ở châu Âu, các bên cực kỳ quan tâm đến việc đa dạng hóa việc cung cấp khí đốt Hydrocarbon của Nga cho thị trường này”, - Tổng thống Liên bang Nga nhấn mạnh.
Dự án liên quan đến việc đặt hai chuỗi đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Trước đó, Đức, Phần Lan và Thụy Điển đã cấp giấy phép xây dựng dự án, chỉ còn lại Đan Mạch.
Công trình xây dựng "Dòng chảy Phương Bắc- 2"
Một số quốc gia phản đối "Dòng chảy Phương Bắc- 2", trong đó có hai nước: trước hết là Ukraina vì lo ngại mất doanh thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Hoa Kỳ, quốc gia đang thúc đẩy các kế hoạch đầy tham vọng để xuất khẩu khí hóa lỏng LNG sang châu Âu.
Ngoài ra, Latvia, Litva và Ba Lan cùng tuyên bố rằng họ không chấp thuận dự án - lãnh đạo của họ cho rằng "Dòng chảy Phương Bắc- 2" mang tính chính trị.
Ngoài ra, Latvia, Litva và Ba Lan cùng tuyên bố rằng họ không chấp thuận dự án - lãnh đạo của họ cho rằng "Dòng chảy Phương Bắc- 2" mang tính chính trị.
Nga đã nhiều lần kêu gọi không coi đường ống dẫn khí là một công cụ gây ảnh hưởng. Theo lời Tổng thống Vladimir Putin, Moskva coi đây là một dự án kinh tế đơn thuần.