Câu chuyện này khiến báo chí nhắc nhở về vấn đề mua bán hổ: 85% thương mại thế giới xảy ra ở châu Âu, nhưng, số phận của những con hổ bị bán ra không phải lúc nào cũng được biết đến.
Cô Isabella Pratesi, người đứng đầu bộ phận bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm của WWF Italy trả lời câu hỏi phỏng vấn của Sputnik.
- Quỹ WWF có thái độ như thế nào đối với vụ các con hổ bị mắc kẹt ở biên giới Ba Lan-Belarus?
- Lập trường của Quỹ Thiên nhiên Hoang dã Thế giới (WWF) là như sau: không được để con hổ bị bán dưới dạng hàng hóa, bị vận chuyển khắp châu Âu, hổ không thể bị giam cầm, chúng phải sống tự do trong môi trường tự nhiên. Thật không may, có nhiều trưởng hợp bán hổ sinh ra trong sở thú, hành vi này vượt ra ngoài pháp luật. Chúng tôi nghi ngờ rằng, trong một số trường hợp, hổ bị nuôi nhốt để sau đó bán ra các bộ phận từ nó. Các nội tạng của hổ được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền châu Á cũng như để làm thuốc giả.
Cụ thể, trong trường hợp này, việc vận chuyển hổ là hợp pháp, chúng thuộc về một rạp xiếc. Cho đến nay chúng tôi chưa biết các con hổ đã trên đường sang Nga để sau đó bán ra chúng hay không. Trong mọi trường hợp, chuyến đi đó đã được tổ chức cực kỳ kém. Dù có các tài liệu cần thiết cho việc vận chuyển các con hổ, nhưng không có sự chăm sóc thích hợp cho chúng.
Trước khi chiếc xe tải với động vật bị mắc kẹt ở biên giới, các con hổ đã được vận chuyển trong mấy ngày liền, và chính điều đó dẫn đến thảm kịch. Chúng tôi không thể nói về điều kiện vận chuyển, vì chúng tôi không biết gì về điều đó. Tuy nhiên, tài xế lái chiếc xe tải đã gọi điện cho WWF Italy vì anh vô cùng lo lắng về số phận của các động vật sau khi chúng bị mắc kẹt ở biên giới Ba Lan. Chúng tôi có thể rút ra kết luận rằng, người lái xe chỉ đơn giản được yêu cầu vận chuyển các động vật, nhưng, người ta đã không bố trí các chuồng thích hợp, không giải thích cho anh ta cách chăm sóc động vật. Khi gọi điện cho WWF, anh đã yêu cầu chúng tôi can thiệp, vì anh ta lo lắng rằng những con hổ có thể chết, và kết quả là một con đã chết. Các động vật được đưa đến Nga, tức là, chúng phải vượt qua cả một chặng đường dài trong xe tải, những tình huống như vậy không được phép về nguyên tắc.
Các bạn đã phản ứng ngay lập tức?
- Đúng, chúng tôi lập tức hành động sau cuộc gọi của tài xế, chiếc xe tải đã bị dừng vì thiếu một số tài liệu, trong khi đó các con hổ bị giam giữ bên trong xe suốt mấy ngày liền . Chúng tôi ngay lập tức thông báo cho WWF Ba Lan, họ đã liên lạc với chính phủ Ba Lan và một sở thú, kết quả là những con hổ đã được chuyển đến sở thú đó. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng, hành trình của chúng không kết thúc ở đó. Các con hổ sẽ không bị bỏ lại ở sở thú đó và sau khi phục hồi sức khỏe, chúng sẽ được gửi đến một trung tâm cứu hộ để bảo đảm những điều kiện tốt nhất.
- Các bạn đã nói về nạn buôn bán hổ ở châu Âu. Số phận của những con vật này không phải lúc nào cũng được biết, phải không?
- Đúng như vậy! Quỹ WWF và các tổ chức môi trường khác lo lắng rằng, châu Âu, thị trường nóng về buôn bán hổ, nơi ký kết 85% hợp đồng, việc mua bán thường diễn ra giữa các cá nhân, hoặc, ví dụ, giữa các rạp xiếc, và đằng sau các hợp đồng này có rất nhiều số phận đáng buồn, nhiều động vật được bán để sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.
- Theo bạn, chuyện với những con hổ này là trường hợp duy nhất hay không?
- Đây là một trường hợp trắng trợn, bởi vì việc vận chuyển 10 con hổ trong chiếc xe tải mà không bảo đảm điều kiện cần thiết là một sáng kiến điên rồ. Tất nhiên, để vận chuyển các động vật theo cách này cần phải bố trí nhiều không gian hơn, phải thường xuyên dừng lại xe, chưa kể đến chế độ ăn uống đặc biệt.
Chúng tôi cho rằng, đây chỉ là khởi đầu, bởi vì bây giờ người ta bắt đầu nói về việc cấm sử dụng những con vật này trong rạp xiếc. Trong nhiều năm liền WWF yêu cầu cấm sử dụng động vật hoang dã, đặc biệt là những loài kỳ lạ, trong các rạp xiếc. Các chủ rạp xiếc sợ rằng luật này sẽ sớm được thông qua, vì thế họ đang cố gắng xuất những con vật này ra khỏi châu Âu, có lẽ đó là lý do tại sao đã phát hiện những con hổ này trên đường đến Nga.
- Ở châu Âu quy địnmh hình phạt nào cho hành vi tàn nhẫn với động vật?
- Mỗi quốc gia có luật lệ riêng. Hiện nay, hầu hết các quốc gia EU đều có luật pháp khá nghiêm ngặt. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể đánh giá mức độ tàn nhẫn, bởi vì động vật không thể nói, do đó chúng ta chỉ có thể đo kích thước của chuồng hổ và đánh giá xem chúng được cho ăn đúng hay không. Đánh giá lạm dụng có thể là xảo quyệt vì con hổ vốn rất căng thẳng khi bị nhốt, và do đó chúng tôi kêu gọi không bao giờ vận chuyển chúng trong điều kiện nuôi nhốt. Những con vật này được sinh ra để sống trong tự nhiên, và ở đó chúng phải được bảo vệ. Thật không may, trên thế giới có số lượng hổ bị giam cầm nhiều gấp đôi so với những con hổ sống trong tự nhiên bởi vì những tổ chức tư nhân, sở thú và rạp xiếc đang sử dụng những con vật đáng thương này quá thường xuyên.